Hướng dẫn xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
12/09/2024 17:00 PM

Bài viết sau có nội dung về việc xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông được quy định trong Luật Đê điều 2006.

Hướng dẫn xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông

Hướng dẫn xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông (Hình từ Internet)

1. Hướng dẫn xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 113/2007/NĐ-CP thì việc xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông theo Điều 27 Luật Đê điều 2006 được quy định như sau:

- Trên cơ sở quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê do Chính phủ phê duyệt, quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của tuyến sông có đê trong phạm vi địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt,Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

+ Chỉ đạo xây dựng quy hoạch và phê duyệt hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng ở bãi sông theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Đê điều 2006;

+ Tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa theo quy hoạch;

+ Xác định số lượng công trình, nhà ở phải di dời;

+ Xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện việc di dời.

- Thời gian di dời đối với công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông thuộc diện phải di dời được quy định như sau:

+ Công trình, nhà ở hiện có trong khu vực đang bị sạt lở phải di dời ngay để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân;

+ Công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều phải tổ chức di dời trong thời gian tối đa 2 năm, kể từ ngày Luật Đê điều 2006 có hiệu lực;

+ Công trình, nhà ở không phù hợp với quy hoạch (quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch phòng, chống lũ; quy hoạch xây dựng các công trình, nhà ở và các quy hoạch khác có liên quan) do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì phải tổ chức di dời trong thời gian tối đa 5 năm, kể từ ngày Luật Đê điều 2006 có hiệu lực thi hành.

- Chính sách đối với công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông thuộc diện phải di dời được quy định như sau:

+ Công trình, nhà ở hợp pháp được bồi thường theo quy định của pháp luật;

+ Công trình, nhà ở không hợp pháp có thể được xem xét hỗ trợ; mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

- Các dự án xây dựng đã được phê duyệt trước ngày Pháp lệnh Đê điều 2000 có hiệu lực, nhưng chưa thực hiện hoặc chưa hoàn thành, nếu phù hợp với các quy hoạch quy định trong Luật Đê điều 2006 và các quy định của pháp luật hiện hành thì được tiếp tục thực hiện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét để quyết định cụ thể cho từng dự án nêu trên.

2. Nội dung quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê

Nội dung quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê theo khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 9 Luật Đê điều 2006 được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định 113/2007/NĐ-CP như sau:

- Xác định lũ thiết kế của tuyến sông gồm lưu lượng lũ thiết kế và mực nước lũ thiết kế cho từng giai đoạn quy hoạch, xác định mực nước lũ báo động để tổ chức hộ đê.

- Xác định các giải pháp kỹ thuật của quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, phân tích, đánh giá vai trò của từng giải pháp:

+ Xây dựng hồ chứa nước thượng lưu;

+ Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và trồng cây chắn sóng bảo vệ đê;

+ Xây dựng, tu bổ đê điều;

+ Xác định các vùng phân lũ, làm chậm lũ, khả năng phân lũ vào các sông khác, xác định thứ tự vận hành của các công trình phân lũ, làm chậm lũ;

+ Làm thông thoáng dòng chảy;

+ Tổ chức quản lý và hộ đê.

- Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên của từng giai đoạn.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 409

Bài viết về

lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]