Thủ tục nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức của Bộ Tư pháp

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
13/09/2024 16:48 PM

Thủ tục nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức của Bộ Tư pháp sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Quyết định 1006/QĐ-BTP năm 2023.

Thủ tục nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức của Bộ Tư pháp

Thủ tục nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức của Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)

Thủ tục nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức của Bộ Tư pháp

Thủ tục nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức của Bộ Tư pháp sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Quyết định 1006/QĐ-BTP ngày 12/6/2023 công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp, cụ thể:

(1) Thành phần hồ sơ

Hồ sơ thực hiện thủ tục nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức của Bộ Tư pháp gồm:

- Hồ sơ đề nghị Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Cục, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định nâng bậc lương thường xuyên bao gồm đầy đủ các văn bản, tài liệu sau đây:

+ Báo cáo rà soát, tổng hợp về việc nâng bậc lương thường xuyên của bộ phận tổ chức cán bộ hoặc cán bộ phụ trách công tác tổ chức cán bộ của đơn vị.

+ Biên bản họp giữa đại diện Lãnh đạo đơn vị và đại diện cấp ủy, công đoàn đơn vị.

+ Danh sách công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên của đơn vị.

- Hồ sơ đề nghị Bộ trưởng xem xét, quyết định nâng bậc lương thường xuyên bao gồm đầy đủ các văn bản, tài liệu sau đây:

+ Văn bản đề nghị xét nâng bậc lương thường xuyên của đơn vị.

+ Biên bản họp giữa đại diện Lãnh đạo đơn vị và đại diện cấp ủy, công đoàn của đơn vị thuộc Bộ (kể cả biên bản họp của đơn vị sự nghiệp thuộc Cục, đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự nếu có), Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Danh sách công chức, viên chức và người lao động đã được Thủ trưởng đơn vị quyết định nâng bậc lương thường xuyên theo thẩm quyền quản lý công chức, viên chức và người lao động đã được phân cấp (thực hiện theo tháng hoặc theo định kỳ của đơn vị; theo Mẫu số 01 kèm theo Quy chế thực hiện chế độ nâng bậc lương đối với công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp).

+ Danh sách công chức, viên chức và người lao động được đề nghị nâng bậc lương thường xuyên (theo Mẫu số 02 kèm theo Quy chế thực hiện chế độ nâng bậc lương đối với công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp).

(2) Trình tự thực hiện

- Bộ phận tổ chức cán bộ hoặc cán bộ phụ trách công tác tổ chức cán bộ của các đơn vị rà soát, lập danh sách công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện về thời gian giữ bậc trong ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức và thu thập đầy đủ thông tin có liên quan, báo cáo Thủ trưởng đơn vị để tổ chức xét nâng bậc lương thường xuyên của đơn vị.

- Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Cục, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (hoặc đại diện lãnh đạo đơn vị được ủy quyền) tổ chức họp với đại diện cấp ủy, công đoàn của đơn vị để thông qua danh sách công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên theo quy định.

- Căn cứ kết quả cuộc họp, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Cục, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, thực hiện công việc sau:

+ Ký Quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên thuộc thẩm quyền quyết định của mình theo phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp.

+ Đề nghị Bộ trưởng xem xét, quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng theo phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động. Hồ sơ gửi về Vụ Tổ chức cán bộ (đối với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp) và Tổng cục Thi hành án dân sự (đối với các Cục Thi hành án dân sự) trước ngày 25 hàng tháng.

- Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Thi hành án dân sự, trong phạm vi được phân công phụ trách, tổng hợp đề nghị của các đơn vị, xem xét, quyết định hoặc trình Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

(3) Thời hạn giải quyết:

Thời hạn gửi hồ sơ đề nghị Bộ trưởng xem xét, quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng theo phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động. Hồ sơ gửi về Vụ Tổ chức cán bộ (đối với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp) và Tổng cục Thi hành án dân sự (đối với các Cục Thi hành án dân sự) trước ngày 25 hàng tháng.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư 08/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

- Thông tư 03/2021/TT-BNV sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

- Quyết định 1496/QĐ-BTP năm 2022 về việc ban hành Quy chế thực hiện chế độ nâng bậc lương đối với công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tư pháp.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 897

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]