Xe được quyền ưu tiên trong ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
19/09/2024 19:15 PM

Bài viết sau có nội dung về các xe được quyền ưu tiên trong ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được quy định trong Nghị định 30/2017/NĐ-CP.

Xe được quyền ưu tiên trong ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Xe được quyền ưu tiên trong ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Hình từ Internet)

1. Tình huống sự cố, thiên tai cơ bản là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 30/2017/NĐ-CP thì tình huống sự cố, thiên tai cơ bản là các tình huống do thiên tai hoặc con người gây ra dẫn đến sự cố, tai nạn có nguy cơ đe dọa hoặc gây hậu quả tổn thất về người, phương tiện, tài sản, vật chất và gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường cần thiết phải có các biện pháp kịp thời, thích hợp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại tới mức thấp nhất. Bao gồm:

- Tai nạn tàu, thuyền trên biển;

- Sự cố tràn dầu;

- Sự cố cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn dầu, khí;

- Sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư;

- Sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng, hầm lò khai thác khoáng sản;

- Sự cố rò rỉ phóng xạ, bức xạ hạt nhân, tán phát hóa chất độc và môi trường;

- Sự cố động đất, sóng thần;

- Tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa đặc biệt nghiêm trọng;

- Tai nạn máy bay xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;

- Sự cố vỡ đê, hồ đập và xả lũ;

- Sự cố cháy rừng;

- Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, ngập lụt; lũ quét, lũ ống, sạt, lở đất đá và các sự cố khác do thiên tai gây ra.

2. Xe được quyền ưu tiên trong ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

- Xe làm nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng được quyền ưu tiên, gồm:

+ Xe chỉ huy của các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

+ Xe chuyên dụng ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đang vận chuyển, thực hiện nhiệm vụ;

+ Xe ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.

- Tín hiệu của xe

Xe chỉ huy, xe chuyên dụng làm nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có cờ hiệu ưu tiên "TÌM KIẾM CỨU NẠN" cắm ở đầu xe phía bên trái người lái: Cờ hình chữ nhật, khung có nét viền màu đỏ kích thước rộng 20 cm x dài 30 cm, nền cờ màu trắng, phía trái có logo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, giữa nền cờ có hàng chữ "TÌM KIẾM CỨU NẠN" màu đỏ.

- Thẩm quyền cấp tín hiệu xe làm nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được quyền ưu tiên do Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn quy định.

(Theo Điều 26 Nghị định 30/2017/NĐ-CP)

3. Quy định về trang phục công tác trong ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Trang phục công tác trong ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được quy định cụ thể tại Điều 27 Nghị định 30/2017/NĐ-CP như sau:

- Lực lượng trực tiếp tham gia hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các đơn vị chuyên trách được cấp trang phục công tác bảo đảm thống nhất, thuận tiện cho thực hiện nhiệm vụ. Màu sắc, chất liệu quy cách và niên hạn sử dụng do Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn quy định.

- Kinh phí bảo đảm trang phục cho các cơ quan, đơn vị được chi trong nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 99

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]