Quy định về chấm dứt thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
18/09/2024 18:00 PM

Bài viết sau có nội dung về chấm dứt thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quy định trong Nghị định 48/2009/NĐ-CP.

Quy định về chấm dứt thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quy định về chấm dứt thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Hình từ Internet)

1. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 48/2009/NĐ-CP thì biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.

2. Quy định về chấm dứt thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 48/2009/NĐ-CP thì việc chấm dứt thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được thực hiện như sau:

- Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được chấm dứt thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định rằng các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội tạo ra sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ đã thay đổi dẫn đến việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không còn cần thiết.

- Trên cơ sở rà soát, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thi hành, đối chiếu với mục tiêu bình đẳng giới và điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội cụ thể, các cơ quan, tổ chức cá nhân được quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 15 Nghị định 48/2009/NĐ-CP:

+ Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị Chính phủ ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo thẩm quyền; đề nghị Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo thẩm quyền.

+ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có thể đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo thẩm quyền.

+ Các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân có thể đề nghị, kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành quy định về các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo thẩm quyền.

Có trách nhiệm đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định chấm dứt thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.

-Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật để chấm dứt thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới thực hiện theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật để chấm dứt thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phải có các nội dung sau đây:

+ Báo cáo phân tích, đánh giá việc thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và mức độ bình đẳng giới đã đạt được, có ý kiến tham vấn của các chuyên gia và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp trong lĩnh vực liên quan;

+ Thuyết minh về sự cần thiết chấm dứt thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới;

+ Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức hữu quan, ý kiến phản biện xã hội của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, ý kiến đánh giá của cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đối với việc chấm dứt thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới.

Trong trường hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội chấm dứt thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới theo thẩm quyền thì phải có ý kiến bằng văn bản của Chính phủ.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 488

Bài viết về

lĩnh vực Hộ tịch – Cư trú – Quyền dân sự

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]