Cách kiểm tra nợ xấu qua CIC đơn giản, nhanh nhất 2024

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
24/09/2024 18:45 PM

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra nợ xấu qua CIC đơn giản, nhanh nhất 2024.

Cách kiểm tra nợ xấu qua CIC đơn giản, nhanh nhất 2024 (Hình từ internet)

1. Cách kiểm tra nợ xấu qua CIC đơn giản, nhanh nhất 2024

1.1 Kiểm tra nợ xấu trên website CIC:

Bước 1: Truy cập vào website của CIC: https://cic.gov.vn và click vào mục “Đăng ký” trên góc phải màn hình để đăng ký thông tin (nếu chưa có tài khoản).

Bước 2: Thực hiện đăng ký theo hướng dẫn, điền đầy đủ và chính xác các thông tin hệ thống đưa ra và tạo mật khẩu cho tài khoản. Tùy theo đối tượng đăng ký mà có thể lựa chọn cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Lưu ý: Những mục có dấu (*) thì phải điền đầy đủ, không bỏ trống.

Bước 3: Nhập mã OTP được hệ thống gửi về điện thoại đăng ký và nhấn “Tiếp tục”.

Sau khi thực hiện xong các bước trên, sau 01 ngày hệ thống sẽ gọi điện để xác thực thông tin.

Bước 4: Sau khi thông tin được xác nhận, người dùng có thể truy cập vào website CIC để đăng nhập và chọn “Khai thác báo cáo” để kiểm tra nợ xấu CIC của mình.

2.2 Kiểm tra nợ xấu qua ứng dụng CIC Credit Connect trên điện thoại

Bước 1: Tải ứng dụng CIC Credit Connect và đăng ký/đăng nhập.

Bước 2: Đăng ký tài khoản và điền thông tin cá nhân mà hệ thống yêu cầu

Điền đầy đủ thông tin trên màn hình hiển thị như: Họ và tên, số điện thoại, ảnh chụp CMND/CCCD,…

Bước 3: Chờ hệ thống kiểm tra và phê duyệt

Sau khi hoàn tất các bước trên, người dùng phải chờ vài ngày để CIC kiểm tra và phê duyệt, thời gian chờ có thể kéo dài từ 1-3 ngày, không tính thứ 7, Chủ nhật và các ngày lễ.

Bước 4: Xem kết quả.

Sau khi hệ thống CIC đã phê duyệt, bấm chọn vào mục “Khai thác báo cáo” và nhập lại mã OTP (được gửi về điện) để xác thực. Sau đó vào mục “Xem báo cáo” để biết được kết quả nợ xấu của mình)

2. Nợ xấu có vay ngân hàng được không?

Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Cụ thể, nếu quá thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu.

Theo đó, khoản 5 Điều 3 Thông tư 31/2024/TT-NHNN, nợ xấu (NPL) là nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán (nợ xấu nội bảng), gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.

Đồng thời, tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN (được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 06/2023/TT-NHNNThông tư 12/2024/TT-NHNN) quy định tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

- Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

- Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.

- Có phương án sử dụng vốn khả thi. Điều kiện này không bắt buộc đối với khoản cho vay có mức giá trị nhỏ.

- Có khả năng tài chính để trả nợ.

Như vậy, một trong những điều kiện để được vay vốn ngân hàng là khách hàng phải có khả năng tài chính để trả nợ. Trong khi đó, những khách hàng có nợ xấu là nợ không có khả năng thu hồi, đồng nghĩa với việc sẽ không có khả năng tài chính để trả nợ. Do đó khi mắc nợ xấu sẽ không được vay ngân hàng.

3. Khi nào nợ xấu được xóa?

Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định về hạn chế khai thác thông tin tín dụng, theo đó:

1. Thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Và khoản 1 khoản 1 Điều 13 Thông tư 15/2023/TT-NHNN (có hiệu lực từ 01/01/2025) quy định về xóa thông tin nợ xấu của khách hàng như sau:

1. Thông tin tiêu cực về khách hàng vay chỉ được cung cấp trong thời gian tối đa 05 năm, kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó, trừ trường hợp phục vụ yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, các tổ chức tín dụng sẽ thực hiện cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng cho Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.

Trong trường hợp bên đi vay vốn thuộc các nhóm nợ xấu được xem là thông tin tiêu cực thì thông tin nợ xấu liên quan đến tín dụng của họ chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian tối đa là 05 năm sau khi đã giải quyết xong các khoản nợ xấu này.

Tức là sau 05 năm kể từ khi bên vay vốn tất toán xong các khoản nợ xấu thì những người này thuộc nhóm khoản nợ xấu xoá nợ trên hệ thống của CIC, đồng thời cũng có thể được tiếp tục vay vốn như đối với các trường hợp đi vay thông thường.

Do đó, để có thể xóa nợ xấu nhanh nhất, khách hàng cần thanh toán toàn bộ nợ gốc và lãi suất vay.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,612

Bài viết về

lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]