Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó bão số 6 (TRAMI)

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
26/10/2024 15:50 PM

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6 (TRAMI), tỉnh Quảng Ngãi đã khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó bão số 6, dưới đây là một số nội dung chi tiết.

Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó bão số 6

Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó bão số 6 (Hình từ internet)

Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó bão số 6 (TRAMI)

Ngày 25/10/2024, UBND tỉnh Quảng Ngãi có Công văn 5758/UBND-KTN về khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó Bão số 6 (TRAMI).

Cụ thể, theo Công văn 5758/UBND-KTN năm 2024 đã nhận định đây là cơn bão có cường độ mạnh, hướng di chuyển hết sức phức tạp và có khả năng gió mạnh tại khu vực ven biển, mưa lớn trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 110/CĐ-TTg ngày 24/10/2024, về việc chủ động ứng phó bão TRAMI và chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại cuộc họp chiều ngày 25/10/2024 về việc triển khai ứng phó với bão số 6.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương nêu trên và các tổ chức, cá nhân có liên quan trung triển khai nhiều nội dung, dưới đây là đơn cử một vài nội dung như sau:

(1) Tạm hoãn tất cả các cuộc họp chưa thật sự cần thiết để tập trung vào công tác phòng, chống, khắc phục bão, mưa lũ từ 07 giờ ngày 26/10/2024.

(2) Về đảm bảo an toàn tàu, thuyền, lồng bè

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi, Chi cục Thủy sản, Ban Quản lý các Cảng cá tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển, đảo theo chức năng, nhiệm vụ được giao:

- Cấm tất cả các phương tiện, tàu, thuyền ra biển hoạt động (bao gồm cả phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại) từ 10 giờ ngày 26/10/2024 cho đến khi có thông báo chính thức về thời tiết ổn định từ Đài Khí tượng Thủy văn Quảng Ngãi.

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 6; thông báo, hướng dẫn kịp thời cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động các biện pháp phòng, tránh, thoát ra khỏi hoặc không di chuyển vào vùng nguy hiểm của bão. Hoàn thành việc kêu gọi tàu, thuyền trước 10 giờ ngày 26/10/2024.

- Thông báo, hướng dẫn và yêu cầu các chủ lồng, bè đang nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển khẩn trương di chuyển vào nơi neo đậu an toàn. Tổ chức neo đậu tàu, thuyền, lồng bè đảm bảo an toàn tại nơi neo trú; chủ động đưa tàu nhỏ lên bờ để hạn chế thiệt hại. Tuyệt đối không để người ở lại trên tàu, thuyền, lồng bè khi có sóng, gió lớn; trong đó đặc biệt lưu ý việc tàu vận tải biển, tàu cá ngư dân neo đậu khu vực cửa Sa Cần, vùng biển Dung Quất, Sa Kỳ, Tịnh Hoà. Hoàn thành việc neo đậu, sắp xếp tàu, thuyền, lồng bè tại khu neo trú trước 17 giờ ngày 26/10/2024.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổng hợp, báo cáo kết quả tình hình kêu gọi, neo đậu, tránh trú bão tàu thuyền, phương tiện trên biển, báo cáo UBND tỉnh trước 18 giờ ngày 26/10/2024.

(3) Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố

(3.1) Đối với công tác ứng phó với bão

- Về thông báo, tuyên truyền: Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão bão số 6, sử dụng tất cả các phương tiện truyền thông hiện có (hệ thống truyền thanh địa phương, loa truyền thanh lưu động, loa tay,…) để truyền tin dự báo, cảnh báo bão, mưa lớn để người dân biết, chủ động phòng tránh.

- Về xây dựng Kịch bản chi tiết:

+ Các huyện Lý Sơn, Bình Sơn và thành phố Quảng Ngãi (dự kiến là khu vực ảnh hưởng bão nhiều hơn), trên cơ sở Phương án Ứng phó thiên tai năm 2024 đã được phê duyệt, xây dựng Kịch bản chi tiết ứng với tình huống bão cho các xã ven biển (kịch bản dự kiến: Lý Sơn gió mạnh cấp 10, giật cấp 11; các xã ven biển huyện Bình Sơn và thành phố Quảng Ngãi: cấp 8, 9 giật cấp 10) gồm: số lượng hộ/ khẩu di dời, sơ tán (xen ghép, tập trung); địa điểm đến; lực lượng, phương tiện hỗ trợ; người chỉ huy, gửi về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh trước 10 giờ ngày 26/10/2024 để tổng hợp xây dựng Kịch bản chung cho tỉnh.

+ Các địa phương còn lại sẵn sàng Phương án sơ tán dân (tình huống gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, 9) để chủ động triển khai ứng phó trong tình huống bão ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn tỉnh.

- Về chằng chống gia cố nhà ở, trụ sở, công trình:

- Các huyện: Lý Sơn, Bình Sơn và thành phố Quảng Ngãi chỉ đạo các xã ven biển rà soát, kiểm tra và huy động lực lượng, phương tiện để gia cố, chằng chống các công trình, trụ sở làm việc, nhà xưởng, cột tháp an-ten viễn thông, các bản hiệu, pano, áp phích; gia cố các trụ sở, cơ quan, kiểm tra hệ thống điện…chặt tỉa cành cây để đảm bảo an toàn; hướng dẫn và hỗ trợ người dân gia cố, chằng chống nhà ở, ưu tiên hỗ trợ những gia đình có người già neo đơn, người khuyết tật, phụ nữ,... Hoàn thành trước 18 giờ ngày 26/10/2024.

- Các địa phương còn lại thông báo, hướng dẫn người dân và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn chủ động chằng chống, gia cố trụ sở, nhà ở chưa an toàn để đảm bảo an toàn trong trường hợp gió mạnh có thể xảy ra trên địa bàn.

- Về sơ tán dân phòng tránh bão:

+ Trên cơ sở kịch bản chi tiết đã được rà soát, ban hành, các xã ven biển huyện Bình Sơn, thành phố Quảng Ngãi tổ chức di dời, sơ tán các hộ dân đến nơi an toàn. Hoàn thành việc di dời, sơ tán dân trước 07 giờ ngày 27/10/2024; huyện Lý Sơn hoàn thành trước 22 giờ ngày 26/10/2024; triển khai các biện pháp hạn chế người, phương tiện hoạt động trên đường trong thời gian bão gây gió mạnh trên địa bàn; tổ chức kiểm soát, điều tiết, hạn chế phương tiện đi vào vùng dự kiến bão ảnh hưởng. Lưu ý, phải kiểm tra điều kiện an toàn các trụ sở, điểm sơ tán, đảm bảo lương thực, thực phẩm nhu yếu phẩm cần thiết, công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh,… trước khi đưa người dân đến.

+ Các địa phương còn lại thông báo, hướng dẫn người dân có nhà ở không kiên cố chủ động sơ tán đến nơi an toàn theo hướng dẫn của địa phương.

(3.2) Đối với ứng phó mưa, lũ, sạt lở đất

Đề phòng các tình huống mưa lớn gây nguy cơ sạt lở đất lũ quét tại các huyện miền núi và lũ lên nhanh tại sông, suối nhỏ (nhất là sông: Trà Bồng, Phước Giang, Vệ), các địa phương triển khai các nội dung sau:

- Chủ tịch UBND cấp huyện chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện công tác phòng chống thiên tai và triển khai ứng phó sạt lở núi, đồi, ngập úng đô thị, đảm bảo an toàn cho các công trình cầu giao thông trên địa bàn quản lý; kịp thời cập nhật tình hình bão, mưa, lũ để có chỉ đạo phù hợp.

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn trên địa bàn, thông tin, thông báo kịp thời đến người dân trong khu vực nhằm chủ động các biện pháp ứng phó, đảm bảo thông tin phải đến được từng hộ gia đình. Tập trung kiểm tra, rà soát và kịp thời huy động lực lượng tổ chức sơ tán, di dời các hộ dân vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt đến nơi an toàn (theo phương châm 4 tại chỗ đã được phê duyệt trong Phương án của địa phương, đơn vị).

- Sẵn sàng tổ chức lực lượng để kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông suốt trên các trục giao thông chính.

- Tổ chức gia cố trụ sở cơ quan, trường học, trạm y tế và thông báo, hướng dẫn, hỗ trợ người dân gia cố nhà ở để đảm bảo an toàn; khẩn trương tổ chức chặt tỉa các cành cây có nguy cơ gãy, ngã đổ để đảm bảo an toàn cho người, nhà ở và công trình cơ sở hạ tầng (nhất là các cây xanh cảnh quan trong khu vực nội thành, nội thị và trên các tuyến đường giao thông chính).

- Khẩn trương rà soát, kiểm tra việc nạo vét hệ thống thoát nước, khơi thông miệng hố ga, kênh mương, cống, rãnh, trục tiêu có nguy cơ bị tắc nghẽn, các hố ga các tuyến công trình đang thi công có nguy cơ gây ngập úng khu dân cư trong khu vực và không để khu vực trung tâm thành phố Quảng Ngãi xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ hoặc diện rộng kéo dài; túc trực 24/24 để xử lý ngập úng, ách tắc hệ thống thoát nước cục bộ.

- Chỉ đạo các Chủ đầu tư các công trình đang thi công, nhất là các công trình trên sông, suối khẩn trương triển khai Phương án ứng phó thiên tai cho công trình, khẩn trương tổ chức thu dọn vật cản trên sông, suối và neo đậu chắc chắn các phương tiện thi công, khai thác vật liệu xây dựng, tuyệt đối không để phương tiện trôi, dạt gây hư hỏng cầu giao thông phía hạ lưu.

- Tổ chức triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các cầu yếu, cầu không đảm bảo an toàn trên địa bàn trong các tình huống có lũ xảy ra.

- Kiểm tra, rà soát và triển khai phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và vùng hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi đang bị xuống cấp, đặc biệt là các hồ chứa đã có biểu hiện nguy hiểm như: Hồ Ông Tới (huyện Mộ Đức), hồ Phượng Hoàng (huyện Bình Sơn),…; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết, theo dõi và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

- Sẵn sàng vật tư, phương tiện, hậu cần theo phương châm “4 tại chỗ” để kịp thời tổ chức ứng phó thiên tai theo Phương án đã được phê duyệt.

Tổng hợp kết quả thực hiện các nội dung trên, báo cáo UBND tỉnh trước 15 giờ ngày 26/10/2022.

(4) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, có phương án và thông báo cho giáo viên, học sinh, sinh viên nghỉ học để phòng tránh bão số 6 khi cần thiết; tổ chức triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, cơ sở giáo dục trước, trong và sau bão, nhất là tại huyện Lý Sơn và các xã ven biển thuộc huyện Bình Sơn, thành phố Quảng Ngãi; cơ sở giáo dục vùng cao, vùng có nguy cơ bị ngập sâu, sạt lở đất.

Xem thêm tại Công văn 5758/UBND-KTN năm 2024 ban hành ngày 25/10/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 425

Bài viết về

Phòng chống lụt bão

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]