1. Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)
Từ ngày 23/9/2019, Thông tư 49/2019/TT-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Theo đó, lao động làm việc trong DNNVV khi tham gia khóa đào tạo nghề được miễn chi phí đào tạo nhưng tối đa không quá 02 triệu đồng/người/khóa học và mỗi người một lần nếu đáp ứng đủ điều kiện:
- Đã làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tối thiểu 06 tháng liên tục;
- Không quá 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ.
Các chi phí còn lại như tiền ăn, đi lại và các chi phí khác phát sinh,...để tham gia khóa đào tạo nghề do DNNVV và người lao động thỏa thuận.
Toàn bộ chính sách có hiệu lực từ cuối tháng 9/2019 |
2. Tiêu chuẩn chung của Trưởng phòng, Phó trưởng phòng GD&ĐT
Đây là nội dung được đề cập tại Thông tư 10/2019/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng GD&ĐT thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, tiêu chuẩn chung của Trưởng phòng, Phó trưởng phòng phải thỏa Điều 3 của Thông tư này, đơn cử như sau:
- Tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
- Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT.
- Có thời gian công tác trong ngành giáo dục ít nhất 05 năm.
- Có năng lực phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao….
Thông tư 10/2019/TT-BGDĐT bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 30/9/2019.
3. Quy định về mức chi thẩm định tài liệu tại địa phương
Đây là một trong những nội dung tại Thông tư 51/2019/TT-BTC (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/9/2019) hướng dẫn xây dựng dự toán, thanh quyết toán kinh phí biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục của địa phương.
Theo đó, một số chi phí thẩm định tài liệu giáo dục của địa phương (tối đa không quá 3 ngày cho một lần tổ chức) được quy định như sau:
- Chi phụ cấp tiền ăn: Tối đa 200.000 đồng/người/ngày;
- Tiền nước uống: Tối đa 40.000 đồng/người/ngày;
- Tiền tàu xe: Thanh toán theo thực tế;
- Tiền thuê hội trường (nếu có), công tác phí và các khoản chi phí văn phòng phẩm, sao in tài liệu: Nội dung và mức chi theo quy định hiện hành;
- Chi đọc thẩm định tài liệu: Tối đa 15.000 đồng/tiết/người;
- Chi thù lao cho các thành viên Hội đồng thẩm định (tính cho những ngày tổ chức thẩm định):
+ Chủ tịch Hội đồng thẩm định: Tối đa 200.000 đồng/người/buổi;
+ Phó Chủ tịch, ủy viên, thư ký Hội đồng thẩm định: Tối đa 150.000 đồng/người/buổi.
4. Bãi bỏ toàn bộ 27 văn bản pháp luật về quân sự Quốc phòng
Từ ngày 30/9/2019, Thông tư 129/2019/TT-BQP bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật về quân sự, quốc phòng bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Theo đó, 27 văn bản quy phạm pháp luật về quân sự Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, liên tịch ban hành bị bãi bỏ, đơn cử:
- Thông tư liên tịch 182/2007/TTLT-BQP-BCA-BGDĐTBNV ngày 04/12/2007;
- Thông tư 30/2007/TT-BQP ngày 26/02/2007;
- Thông tư 03/2008/TT-BQP ngày 09/01/2008;
- Thông tư 131/2013/TT-BQP ngày 08/5/2013;
- Thông tư 1691/TT-QP ngày 08/7/1997;
- Thông tư liên tịch 03/TTLT-BQP-BCA ngày 17/8/1998;
- Thông tư 148/2012/TT-BQP ngày 20/11/2009;
- Thông tư liên tịch 190/2005/TLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 07/12/2005;
- Thông tư 215/2013/TT-BQP ngày 13/12/2013;
- Thông tư 118/2015/TT-BQP ngày 13/10/2015;
- Thông tư 196/2010/TT-BQP ngày 26/11/2010;
- Quyết định 159/2004/QĐ-BQP ngày 02/12/2004;
- Quyết định 126/2007/QĐ-BQP ngày 15/8/2007…