Ngày 08/8/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 52/2023/TT-BTC hướng dẫn cơ chế sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP .
Theo đó, hướng dẫn hỗ trợ theo hợp đồng tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
- Hợp đồng tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là hợp đồng có một hoặc nhiều nội dung hỗ trợ quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 11; khoản 2 Điều 13; khoản 2, điểm a và d khoản 3, khoản 4, điểm b khoản 6 Điều 22; khoản 2, điểm c, e và g khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 25 Nghị định 80/2021/NĐ-CP .
Trường hợp có từ hai nội dung hỗ trợ trở lên trong một hợp đồng thì phải tách biệt thành từng hạng mục riêng để xác định giá trị và kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ của từng hạng mục.
- Nội dung chi hỗ trợ và xác định chi phí:
+ Thù lao cho cá nhân tư vấn: xác định theo mức lương tương ứng với thời gian làm việc của cá nhân tư vấn và quy định tại Thông tư 02/2015/TT-BLĐTBXH .
+ Chi phí đi lại, ăn, ở của cá nhân tư vấn khi đi làm việc, khảo sát thực địa, tham dự các cuộc họp phục vụ trực tiếp cho hoạt động tư vấn: xác định theo quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC .
+ Chi phí phiên dịch cho cá nhân tư vấn nước ngoài: xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư 71/2018/TT-BTC .
+ Chi phí hoạt động quản lý của tổ chức tư vấn (áp dụng cho hợp đồng ký với tổ chức tư vấn): xác định theo nguyên tắc tại điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 52/2023/TT-BTC .
- Các cơ quan, đơn vị căn cứ tỷ lệ, định mức hỗ trợ đối với mỗi hợp đồng tư vấn quy định lại Nghị định 80/2021/NĐ-CP và giá trị hợp đồng để xác định kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ. Giá trị hợp đồng tư vấn (cả thuế, phí, lệ phí nếu có) gồm các chi phí theo quy định nêu trên.
Xem chi tiết tại Thông tư 52/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 23/9/2023.
Ngày 15/8/2023, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 04/2023/TT-BNNPTNT về Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam.
Theo đó, danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam được chia thành 02 nhóm như sau:
(i) Nhóm I: Những sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật, chưa có trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì số lượng sinh vật phải kiểm dịch là 112 sinh vật, trong đó:
- A. Côn trùng: 62 sinh vật.
- B. Nhện: 03 sinh vật
- C. Nấm: 18 sinh vật.
- D. Vi khuẩn: 04 sinh vật.
- E. Virus, Viroid: 05 sinh vật.
- G. Tuyến trùng: 14 sinh vật.
- H. Cỏ dại: 06 sinh vật.
(ii) Nhóm II: Những sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật, phân bố hẹp trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì số lượng sinh vật phải kiểm dịch là 5 sinh vật:
- A. Côn trùng: 01 sinh vật
- B. Tuyến trùng: 01 sinh vật
- D. Cỏ dại: 03 sinh vật.
Xem nội dung chi tiết tại Thông tư 04/2023/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 29/9/2023.
Ngày 09/8/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 15/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Giáo dục.
Theo đó, danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Giáo dục như sau:
- Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Giáo dục trong các cơ quan, tổ chức hành chính nêu tại Điều 2 được quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BGDĐT .
- Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Giáo dục (gọi là Bản mô tả vị trí việc làm) trong các cơ quan, tổ chức hành chính nêu tại Điều 2, được quy định tại Phụ lục IIA, Phụ lục IIB và Phụ lục IIC kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BGDĐT .
- Khung cấp độ xác định yêu cầu về năng lực đối với vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Giáo dục trong các cơ quan, tổ chức hành chính nêu tại Điều 2, được quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BGDĐT .
Xem nội dung chi tiết tại Thông tư 15/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 28/09/2023.
Ngày 09/8/2023, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 17/2023/TT-BKHCN hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành khoa học và công nghệ, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Theo đó, danh mục vị trí việc làm viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ và hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BKHCN bao gồm:
(1) Nghiên cứu viên cao cấp: Nghiên cứu viên cao cấp (hạng I)
(2) Nghiên cứu viên chính: Nghiên cứu viên chính (hạng II)
(3) Nghiên cứu viên: Nghiên cứu viên (hạng III)
(4) Trợ lý nghiên cứu: Trợ lý nghiên cứu (hạng IV)
(5) Kỹ sư cao cấp: Kỹ sư cao cấp (hạng I)
(6) Kỹ sư chính: Kỹ sư chính (hạng II)
(7) Kỹ sư: Kỹ sư (hạng III)
(8) Kỹ thuật viên: Kỹ thuật viên (hạng IV)
(9) Đánh giá sự phù hợp hạng I: Kỹ sư cao cấp (hạng I) hoặc tương đương
(10) Đánh giá sự phù hợp hạng II: Kỹ sư chính (hạng II) hoặc tương đương
(11) Đánh giá sự phù hợp hạng III: Kỹ sư (hạng III) hoặc tương đương
(12) Năng suất, chất lượng hạng I: Nghiên cứu viên cao cấp (hạng I) hoặc tương đương
(13) Năng suất, chất lượng hạng II: Nghiên cứu viên chính (hạng II) hoặc tương đương
(14) Năng suất, chất lượng hạng III: Nghiên cứu viên (hạng III) hoặc tương đương
(15) Sở hữu trí tuệ hạng II: Chuyên viên chính hoặc tương đương
(16) Sở hữu trí tuệ hạng III: Chuyên viên hoặc tương đương
Thông tư 17/2023/TT-BKHCN có hiệu lực kể từ ngày 25/9/2023.