Theo đó, để đảm bảo thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có trách nhiệm như sau:
- Phải thiết lập hệ thống dữ liệu, lưu giữ đầy đủ thông tin về lô sản phẩm thực phẩm, nguồn gốc, xuất xứ, an toàn sản phẩm, nguyên liệu, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm thực phẩm;
- Lưu giữ, duy trì hệ thống dữ liệu thông tin truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm hết hạn tối thiểu 12 tháng;
Đối với dụng cụ, vật liệu chứa đựng, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và sản phẩm thực phẩm không bắt buộc ghi hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất;
- Phân tích, xác định nguyên nhân gây mất an toàn đối với sản phẩm thực phẩm phải truy xuất và phải thu hồi, xử lý theo quy định của pháp luật nếu thực phẩm không bảo đảm an toàn;
- Phải thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm không đảm bảo an toàn và gửi báo cáo kết quả truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm về cơ quan có thẩm quyền tối đa 05 ngày làm việc kể từ khi tự phát hiện…
Đồng thời, việc áp dụng hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm theo mã nhận diện sản phẩm được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Thông tư 25/2019/TT-BYT bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/10/2019.