Theo đó, báo cáo viên BDTX phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên và phẩm chất, năng lực nghề nghiệp tốt;
- Nắm vững Chương trình BDTX, có khả năng truyền đạt nội dung tài liệu BDTX phù hợp với đối tượng bồi dưỡng;
- Có kinh nghiệm trong công tác BDTX giáo viên, cán bộ quản lý (từ 03 năm trở lên); có tinh thần trách nhiệm, khả năng cộng tác với đồng nghiệp;
- Có khả năng hướng dẫn, tư vấn giáo viên, cán bộ quản lý tự học; nắm vững quy trình tổ chức, nội dung, kỹ thuật, phương pháp, hình thức đánh giá kết quả BDTX theo quy định;
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT và có khả năng xây dựng và phát triển học liệu số để bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý.
(Hiện hành tại Thông tư 26/2012/TT-BGDĐT không quy định tiêu chuẩn về bằng cấp cũng như thời gian về kinh nghiệm).
“Việc quy định cụ thể về trình độ cũng như số năm kinh nghiệm của báo cáo viên chương trình bồi dưỡng thường xuyên sẽ góp phần đảm bảo được chất lượng sau khi đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý“ – Đây là ý kiến của Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phụ trách mạng Cộng Đồng Ngành Luật của LawSoft.
Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT chính thức có hiệu lực từ ngày 28/12/2019.