Theo đó, trừ các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định được thực hiện theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cơ quan pháp y tiến hành giám định theo thời hạn sau:
(1) Không quá 09 ngày đối với các trường hợp giám định xâm hại tình dục, hành hạ ngược đãi, xác định giới tính, sự có thai, khả năng tình dục nam, không quá 18 ngày đối với trường hợp phải hội chẩn.
(2) Không quá 20 ngày đối với các trường hợp giám định độc chất, mô bệnh học, ADN, không quá 01 tháng đối với trường hợp phải hội chẩn.
Trường hợp không thuộc quy định mục (2) và (3), thời hạn giám định thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26a Luật sửa đổi Luật Giám định tư pháp 2020 .
Ngoài ra, trong trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn giám định thực hiện theo quy định tại Điều 26a Luật sửa đổi Luật Giám định tư pháp 2020 .
Lưu ý: Trường hợp đã giám định lần đầu trước ngày Thông tư 13/2022/TT-BYT có hiệu lực, thì các lần giám định lại (nếu có), bao gồm cả trường hợp trưng cầu, yêu cầu sau thời điểm Thông tư này có hiệu lực áp dụng theo quy định của Thông tư 47/2013/TT-BYT .
Xem thêm Thông tư 13/2022/TT-BYT có hiệu lực ngày 01/3/2023 thay thế Thông tư 47/2013/TT-BYT .