Hiện hành, Nghị định 38/2022/NĐ-CP không còn quy định về tiền lương tối thiểu của người đã qua học nghề, đào tạo nghề mà chỉ quy định về mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo tháng, theo giờ.
Do đó, BHXH Việt Nam đã bãi bỏ tiết a, tiết b điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017.
Nội dung bãi bỏ bao gồm:
“Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;
Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.”
Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc (trường hợp do đơn vị quyết định) không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Như vậy, sau khi bỏ nội dung trên thì đã đồng bộ quy định về tiền lương đóng BHXH bắt buộc của người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề giữa Quyết định 595/QĐ-BHXH và Nghị định 38/2022/NĐ-CP .
Danh mục biểu mẫu bổ sung, sửa đổi tại Quyết định 490/QĐ-BHXH gồm:
- Phiếu điều chỉnh - mẫu C02-TS;
- Quyết định hoàn trả tiền thu BHXH, BHYT - mẫu C16-TS;
- Tổng hợp số tiền thù lao đã chi phải thu hồi - mẫu D11c-HT, mẫu D11d-HT;
- Danh sách giải quyết BHXH một lần còn thời gian bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng; người tham gia hưởng, dừng hưởng, hủy hưởng trợ cấp thất nghiệp - mẫu D16-TS;
- Các mẫu Báo cáo tổng hợp Tình hình chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN - mẫu B03a-TSH, mẫu B03a-TST, mẫu B03a-TSW.
Quyết định 948/QĐ-BHXH có hiệu lực từ ngày 01/4/2023.