Theo đó, người được cấp giấy phép lái tàu phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Đối với lái tàu trên các tuyến đường sắt đang khai thác:
- Có độ tuổi theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 36 Luật Đường sắt; có đủ sức khỏe để lái các loại phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Có bằng hoặc chứng chỉ trình độ sơ cấp trở lên về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch do cơ sở đào tạo cấp;
- Phải có thời gian làm phụ lái tàu an toàn liên tục:
+ 24 tháng trở lên đối với loại giấy phép lái tàu sau đây:
++ Giấy phép lái đầu máy diesel (dùng cho cả lái toa xe động lực diesel);
++ Giấy phép lái đầu máy điện (dùng cho cả lái toa xe động lực chạy điện);
++ Giấy phép lái đầu máy hơi nước;
+ 12 tháng trở lên đối với loại giấy phép lái tàu là phương tiện chuyên dùng.
- Đã qua kỳ sát hạch và được hội đồng sát hạch cấp giấy phép lái tàu (sau đây gọi là hội đồng sát hạch) đánh giá đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư 15/2023/TT-BGTVT .
(2) Đối với lái tàu đầu tiên trên tuyến đường sắt đô thị mới đưa vào khai thác, vận hành có công nghệ lần đầu sử dụng tại Việt Nam
- Có độ tuổi theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 36 Luật Đường sắt; có đủ sức khỏe để lái các loại phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Có bằng hoặc chứng chỉ trình độ sơ cấp trở lên về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch do cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
Hoặc bằng hoặc chứng chỉ lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch do tổ chức nước ngoài cấp qua quá trình đào tạo, chuyển giao công nghệ của dự án;
- Đủ điều kiện sát hạch và được hội đồng sát hạch đánh giá đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư 15/2023/TT-BGTVT .
Xem nội dung chi tiết tại Thông tư 15/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2023.