Việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ là nhằm mục đích:
- Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội trong các trường hợp tương tự; các cơ chế, chính sách, giải pháp đặc thủ triển khai các dự án quan trọng quốc gia;
- Đề xuất, kiến nghị các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.
- Việc thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội: từ khi ban hành Nghị quyết đến hết ngày 31/12/2023 trên phạm vi cả nước;
- Việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng quốc gia: từ khi ban hành Nghị quyết đến hết ngày 31/12/2023 theo từng dự án cụ thể.
- Đối tượng của Đoàn giám sát chuyên đề bao gồm:
+ Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Đoàn giám sát chuyên đề về chính sách tài khóa, tiện tệ hỗ trợ thực hiện giám sát dựa trên các nội dung sau:
+ Việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, chính sách quy định tại Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội;
+ Việc thực hiện 07 nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia nêu tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 94/2023/QH15.
Xem nội dung chi tiết tại Nghị quyết 94/2023/QH15 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/6/2023.