Theo đó, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ từ ngày 01/12/2023 bao gồm:
(1) Vụ Pháp chế.
(2) Vụ Tổ chức cán bộ.
(3) Vụ Hợp tác quốc tế.
(4) Vụ Kế hoạch - Tổng hợp.
(5) Văn phòng.
(6) Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I).
(7) Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II).
(8) Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa, xã hội (Vụ III).
(9) Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1 (Cục I).
(10) Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II).
(11) Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 3 (Cục III).
(12) Cục Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV).
(13) Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra (Cục V).
(14) Ban Tiếp công dân trung ương.
(15) Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra.
(16) Báo Thanh tra.
(17) Tạp chí Thanh tra.
(18) Trường Cán bộ Thanh tra.
(19) Trung tâm Thông tin.
Trong đó, các đơn vị quy định từ 1 - 14 là các tổ chức hành chính, giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị từ 15 - 19 là các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ.
Ban Tiếp công dân trung ương có bộ phận thường trực tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng Thanh tra Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Thanh tra Chính phủ.
Như vậy, so với Nghị định 50/2018/NĐ-CP thì cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ từ ngày 01/12/2023 có thay đổi như sau:
- Chuyển đổi “Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra” thành Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra (Cục V).
- Đổi tên Cục Phòng, Chống tham nhũng thành Cục Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực.
Xem thêm Nghị định 81/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2023 thay thế Nghị định 50/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2012.