Nguyên tắc tổ chức của cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy

07/12/2023 14:45 PM

Ngày 01/12/2023, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 137-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.

Hương Thảo

Nguyên tắc tổ chức của cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy

- Bảo đảm tham mưu, giúp việc, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của tỉnh ủy; không chồng chéo, trùng lắp chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan tham mưu, giúp việc; một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính.

- Bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; không nhất thiết cơ quan tham mưu, giúp việc ở Trung ương có vụ, cục... nào thì ở cấp tỉnh cũng có tổ chức tương ứng.

- Việc thực hiện mô hình văn phòng cấp ủy phục vụ chung các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp tỉnh do ban thường vụ tỉnh ủy căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương xem xét, quyết định.

- Đầu mối bên trong (phòng và tương đương) của các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy được thống nhất thành lập trên một số cơ sở như sau:

+ Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.

+ Tổng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao.

+ Tối thiểu có 5 người mới thành lập một đầu mối. Trường hợp chưa bố trí đủ biên chế, ít nhất phải có 4 người mới được thành lập.

- Tổng số lượng cấp phó của người đứng đầu các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy có không quá 18 người; Tỉnh ủy Thanh Hóa, Tỉnh ủy Nghệ An có không quá 21 người; Thành ủy Hà Nội và Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 24 người.

Ban thường vụ tỉnh ủy căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương để xem xét, quyết định số lượng cấp phó cụ thể đối với mỗi cơ quan bảo đảm không vượt quá tổng số lượng cấp phó của người đứng đầu các cơ quan tham mưu, giúp việc ở địa phương.

- Phòng có dưới 10 người được bố trí trưởng phòng và không quá 2 phó trưởng phòng; có từ 10 người trở lên được bố trí không quá 3 phó trưởng phòng.

- Biên chế của các cơ quan tham mưu, giúp việc do ban thường vụ tỉnh ủy xem xét, quyết định trên cơ sở tổng biên chế được cấp có thẩm quyền giao; bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của mỗi cơ quan theo Quy định này;

Bám sát yêu cầu, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức, tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm đã được phê duyệt; tăng cường phân công kiêm nhiệm một số chức danh; thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động theo các quy định và hướng dẫn của Trung ương.

Trách nhiệm, quyền hạn chung của cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy

- Chịu trách nhiệm trước tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy trong tham mưu, đề xuất với cấp ủy và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Được yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy báo cáo, cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình.

- Được cử cán bộ dự các cuộc họp, hội nghị của cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc và các cơ quan liên quan khi bàn về nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn do cơ quan mình phụ trách.

- Thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền của chủ thể kiểm tra, giám sát theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với thường trực tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc tương ứng ở Trung ương.

Xem thêm tại Quy định 137-QĐ/TW có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2023 và thay thế Quy định 04-QĐi/TW ngày 25/7/2018

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,668

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác
VĂN BẢN NỔI BẬT MỚI CẬP NHẬT
  • 14:00 | 04/11/2024 Quyết định 3703/QĐ-BNN-LN ngày 30/10/2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • 11:50 | 04/11/2024 Thông tư 30/2024/TT-BYT ngày 04/11/2024 quy định danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thực hiện
  • 10:50 | 04/11/2024 Thông tư 10/2024/TT-BXD ngày 01/11/2024 quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng
  • 09:10 | 04/11/2024 Quyết định 3238/QĐ-BGDĐT ngày 30/10/2024 về Quy chế quản lý và sử dụng mạng máy tính đảm bảo an ninh mạng của Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • 08:25 | 04/11/2024 Công văn 7030/BGDĐT-KHTC ngày 31/10/2024 thanh toán học phí theo phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
  • 08:20 | 04/11/2024 Thông tư 29/2024/TT-BYT ngày 03/11/2024 quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá
  • 08:15 | 04/11/2024 Thông tư 75/2024/TT-BTC ngày 31/10/2024 sửa đổi Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025
  • 07:50 | 04/11/2024 Thông báo 501/TB-VPCP ngày 01/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp rà soát dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Đường bộ 2024 và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024
  • 07:35 | 04/11/2024 Thông tư 74/2024/TT-BTC ngày 31/10/2024 quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hướng dẫn việc kê khai, báo cáo về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
  • 07:30 | 04/11/2024 Quyết định 3291/QĐ-BGDĐT ngày 31/10/2024 về Kế hoạch thực hiện Nghị định 124/2024/NĐ-CP và Nghị định 125/2024/NĐ-CP

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]