Theo đó, các yếu tố và hiện tượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong điều kiện bình thường được quy định cụ thể như sau:
- Các yếu tố và hiện tượng khí tượng:
+ Mây: Lượng mây;
+ Mưa: Dạng mưa và cấp mưa, khả năng mưa, lượng mưa, phân bố mưa theo không gian, phân bố mưa theo thời gian;
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí theo thời điểm, nhiệt độ không khí trung bình, nhiệt độ không khí cao nhất trung bình, nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình, nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối, nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối;
+ Gió: Hướng gió, tốc độ gió;
+ Độ ẩm: Độ ẩm tương đối cao nhất, độ ẩm tương đối thấp nhất, độ ẩm tương đối trung bình, độ ẩm đất;
+ Tầm nhìn xa;
+ Các yếu tố, hiện tượng khí tượng liên quan khác.
- Các yếu tố và hiện tượng thủy văn:
+ Mực nước: Mực nước theo thời điểm, mực nước cao nhất, mực nước thấp nhất, mực nước trung bình, biên độ mực nước;
+ Lưu lượng nước: Lưu lượng nước theo thời điểm, lưu lượng nước cao nhất, lưu lượng nước thấp nhất, lưu lượng nước trung bình;
+ Các yếu tố, hiện tượng thủy văn liên quan khác.
- Các yếu tố và hiện tượng hải văn:
+ Sóng biển: Độ cao sóng, hướng sóng;
+ Thủy triều: Nước lớn, nước ròng, thời gian xuất hiện;
+ Nước dâng: Độ cao, thời gian xuất hiện;
+ Dòng chảy lớp mặt biển: Vận tốc trung bình, hướng thịnh hành;
+ Tình trạng biển;
+ Các yếu tố, hiện tượng hải văn liên quan khác.
Các bước cơ bản thực hiện dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong điều kiện bình thường bao gồm:
- Bước 1: Thu thập, xử lý các loại thông tin, dữ liệu;
- Bước 2: Phân tích, đánh giá hiện trạng;
- Bước 3: Thực hiện các phương án dự báo, cảnh báo;
- Bước 4: Thảo luận dự báo, cảnh báo;
- Bước 5: Xây dựng bản tin dự báo, cảnh báo;
- Bước 6: Cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo;
- Bước 7: Bổ sung bản tin dự báo, cảnh báo;
- Bước 8: Đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo.
Thông tư 27/2023/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 15/02/2024 và thay thế Thông tư 40/2016/TT-BTNMT ngày 19/12/2016.