Theo đó phạm vi quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, bao gồm một số đảo và quần đảo.
Đối tượng quy hoạch bao gồm: đất lâm nghiệp (gồm đất có rừng, đất chưa có rừng được quy hoạch để phát triển rừng), các công trình kết cấu hạ tầng lâm nghiệp như: hệ thống vườn ươm, đường vận chuyển lâm sản, các công trình phục vụ bảo vệ rừng như trạm bảo vệ rừng, chòi canh, đường băng cản lửa.
- Đảm bảo duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42% đến 43%, chú trọng nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên hiện có.
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 5,0% đến 5,5%/năm. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025 và 25 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030; giá trị tiêu thụ đồ gỗ và lâm sản trong nước đạt 5 tỷ đô la Mỹ (quy đổi) vào năm 2025, 6 tỷ đô la Mỹ (quy đổi) vào năm 2030.
- Trồng rừng sản xuất bình quân 238 nghìn ha/năm. Trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng bình quân 8,6 nghìn ha/năm. Phục hồi rừng tự nhiên bình quân 22,5 nghìn ha/năm; diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đến năm 2030 đạt trên 1,0 triệu ha.
- Sản lượng gỗ khai thác trong nước đạt 35 triệu m3 vào năm 2025 và 50 triệu m3 vào năm 2030.
- Đến năm 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng 1,5 lần, đến năm 2030 tăng 2 lần so với năm 2020.
- Thu dịch vụ môi trường rừng tăng bình quân 5%/năm. Giai đoạn 2021 - 2025 thu khoảng 3.500 tỷ đồng/năm, giai đoạn 2026 - 2030 thu khoảng 4.000 tỷ đồng/năm.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng, công nghệ thông tin ngành lâm nghiệp, đặc biệt là hạ tầng phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng được đầu tư đồng bộ.
- Đến 2030, 100% diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học và đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng, giảm thiểu tối đa các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.
Xem chi tiết tại Quyết định 895/QĐ-TTg ngày 24/8/2024.