Theo đó, ban hành các danh mục dược liệu độc làm thuốc, cụ thể gồm:
(1) Danh mục dược liệu độc nguồn gốc từ thực vật quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 13/2024/TT-BYT .
(2) Danh mục dược liệu độc nguồn gốc từ động vật quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 13/2024/TT-BYT .
(3) Danh mục dược liệu độc nguồn gốc từ khoáng vật quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 13/2024/TT-BYT .
Việc sử dụng danh mục dược liệu độc làm thuốc được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư 13/2024/TT-BYT như sau:
- Danh mục dược liệu độc làm thuốc là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quy định về quản lý đối với dược liệu độc trong kinh doanh, đăng ký, ghi nhãn, kê đơn, cấp phát, chế biến, bảo quản, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và các hoạt động khác có liên quan.
- Dược liệu được đánh dấu (*) tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 13/2024/TT-BYT phải được chế biến theo đúng phương pháp chế biến quy định tại Thông tư 30/2017/TT-BYT hoặc Dược điển Việt Nam hoặc Dược điển các nước trên thế giới.
- Dược liệu được đánh dấu (**) khi sử dụng với mục đích dùng ngoài thì không bắt buộc thực hiện theo phương pháp chế biến quy định tại Thông tư 30/2017/TT-BYT .
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 13/2024/TT-BYT quy định dược liệu được xem xét lựa chọn đưa vào Danh mục dược liệu độc làm thuốc khi đáp ứng 01 trong các tiêu chí sau:
(1) Dược liệu có chuyên luận trong Dược điển Việt Nam hoặc Dược điển các nước trên thế giới, trong đó có thông tin dược liệu có độc, đại độc (trừ trường hợp ghi ít độc);
(2) Dược liệu có độc tính cao gây ảnh đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng;
(3) Dược liệu trong quá trình sử dụng gây ra phản ứng có hại nghiêm trọng đã được biết hoặc được Tổ chức Y tế Thế giới, cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước ngoài khuyến cáo.
Xem chi tiết tại Thông tư 13/2024/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 10/10/2024 và thay thế Thông tư 42/2017/TT-BYT ngày 13/11/2017.