03 trường hợp điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 54/2024/NĐ-CP như thế nào?
- 03 trường hợp điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 54/2024/NĐ-CP như thế nào?
- Nội dung điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất gồm những gì?
- Nghĩa vụ của chủ đầu tư công trình thăm dò nước dưới đất như thế nào?
- Hiện nay, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng các điều kiện gì? Có nghĩa vụ gì trong quá trình thăm dò?
03 trường hợp điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 54/2024/NĐ-CP như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất như sau:
Điều chỉnh giấy phép
1. Các trường hợp điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất:
a) Điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục thăm dò;
b) Tăng quy mô lưu lượng thăm dò nhưng không vượt quá 25% theo giấy phép đã được cấp hoặc thay đổi tầng chứa nước thăm dò;
c) Chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung khác của giấy phép.
Như vậy, từ ngày 01/7/2024, có 03 trường hợp điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm:
- Điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục thăm dò;
- Tăng quy mô lưu lượng thăm dò nhưng không vượt quá 25% theo giấy phép đã được cấp hoặc thay đổi tầng chứa nước thăm dò;
- Chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung khác của giấy phép.
03 trường hợp điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất từ ngày 01/7/2024 theo Nghị định 54/2024/NĐ-CP như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Nội dung điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất gồm những gì?
Căn cứ mục II, Mẫu 37, Phần III, Phụ lục I kèm theo Nghị định 54/2024/NĐ-CP có nêu nội dung điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất trong Báo cáo tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất) như sau:
- Thuyết minh các lý do liên quan đến việc đề nghị điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất.
Trường hợp điều chỉnh nội dung giấy phép mà chủ giấy phép có nhu cầu cấp lại giấy phép thì phải bổ sung lý do đề nghị cấp lại kèm theo tài liệu chứng minh lý do đề nghị cấp lại giấy phép và các giấy tờ khác có liên quan.
- Thời gian đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò nước dưới đất: .... tháng/năm (đối với trường hợp đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò).
- Thuyết minh các hạng mục thăm dò đề nghị điều chỉnh (khoan, bơm,...) và các nội dung điều chỉnh (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh giấy phép).
- Trình bày các nội dung đề nghị điều chỉnh và trình tự, thời gian thực hiện, yêu cầu kỹ thuật đối với từng hạng mục thăm dò điều chỉnh, kèm theo bảng tổng hợp nội dung, khối lượng điều chỉnh (trường hợp đề nghị điều chỉnh giấy phép thăm dò).
- Trường hợp điều chỉnh có sự thay đổi về sơ đồ bố trí công trình: thuyết minh sơ đồ bố trí công trình thăm dò kèm theo sơ đồ.
- Trường hợp điều chỉnh có sự thay đổi về thiết kế công trình thăm dò hoặc điều chỉnh chiều sâu thăm dò: Thuyết minh việc điều chỉnh thiết kế công trình thăm dò kèm theo bản vẽ thiết kế.
Như vậy, trên đây là 06 nội dung được quy định trong điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất.
Nghĩa vụ của chủ đầu tư công trình thăm dò nước dưới đất như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 54/2024/NĐ-CP quy định chủ đầu tư công trình thăm dò nước dưới đất có nghĩa vụ như sau:
a) Phối hợp với tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều này, nếu phát hiện có vi phạm thì phải dừng ngay việc thăm dò;
b) Trường hợp xảy ra sự cố thì phải khắc phục kịp thời, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Nộp báo cáo kết quả thăm dò cho cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ quy định tại Điều 16 của Nghị định này;
d) Trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc thăm dò, chủ đầu tư công trình thăm dò nước dưới đất cập nhật thông tin, dữ liệu kết quả thăm dò vào Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia theo quy định.
Như vậy, trên đây là nghĩa vụ của chủ đầu tư công trình khi thăm dò nước dưới đất.
Hiện nay, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng các điều kiện gì? Có nghĩa vụ gì trong quá trình thăm dò?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Nghị định 02/2023/NĐ-CP và khoản 3 Điều 14 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Thăm dò nước dưới đất
...
2. Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
3. Trong quá trình thăm dò, tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất có nghĩa vụ:
a) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và công trình thăm dò;
b) Bảo đảm phòng, chống sụt, lún đất, xâm nhập mặn, ô nhiễm các tầng chứa nước;
c) Trám, lấp giếng hỏng hoặc không sử dụng sau khi kết thúc thăm dò;
d) Thực hiện các biện pháp khác để bảo vệ nước dưới đất, bảo vệ môi trường.
Theo đó, về điều kiện thì tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
Về nghĩa vụ. thì trong quá trình thăm dò, tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất có nghĩa vụ sau:
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và công trình thăm dò;
- Bảo đảm phòng, chống sụt, lún đất, xâm nhập mặn, ô nhiễm các tầng chứa nước;
- Trám, lấp giếng hỏng hoặc không sử dụng sau khi kết thúc thăm dò;
- Thực hiện các biện pháp khác để bảo vệ nước dưới đất, bảo vệ môi trường.
Nghị định 54/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo về tình hình hoạt động của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp là mẫu nào?
- Tổ chức Đảng vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trong trường hợp nào theo Quy định 69?
- Quỹ phát triển đất có được huy động vốn không? Nguồn tài chính của Quỹ phát triển đất có phải được phân bổ từ việc huy động vốn không?
- Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có phương án sử dụng có bị phạt không?
- Có mấy biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng? Hợp đồng tư vấn xây dựng có bắt buộc bảo đảm thực hiện hợp đồng?