10 bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự? Danh mục các bệnh được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự 2024 ra sao?
10 bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự? Danh mục các bệnh được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự 2024 ra sao?
Căn cứ Mục III Phụ lục I kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP ngày 06 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định danh mục các bệnh được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
Là những bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự, không nhận vào quân thường trực, gồm:
TT | TÊN BỆNH | MÃ BỆNH ICD10 |
1 | Tâm thần | F20 đến F29 |
2 | Động kinh | G40 |
3 | Bệnh Parkinson | G20 |
4 | Mù một mắt | H54.4 |
5 | Điếc | H90 |
6 | Di chứng do lao xương khớp | B90.2 |
7 | Di chứng do phong | B92 |
8 | Các bệnh lý ác tính (U ác, bệnh máu ác tính) | C00 đến C97; D00 đến D09; D45 đến D47 |
9 | Người nhiễm HIV | B20 đến B24; Z21 |
10 | Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng |
Như vậy, từ 1/1/2024, người đến độ tuổi nhập ngũ mà mắc 01 trong 10 bệnh nêu trên thì được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự. Đồng thời không nhận vào quân thường trực.
10 bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự? Danh mục các bệnh được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự 2024 ra sao? (Hình ảnh Internet)
Trường hợp nào được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong thời bình?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định như sau:
- Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
(1) Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
(2) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
(3) Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
(4) Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
(5) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
Trúng tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự trốn không thực hiện thì bị xử phạt ra sao?
Hành vi trúng tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự mà trốn không thực hiện nghĩa vụ quân sự được hiểu là không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
(1) Xử phạt hành chính:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về nhập ngũ
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Như vậy, hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ (trừ hành vi tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP) sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.
Ngoài ra, người vi phạm ngoài bị phạt tiền còn bị buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
(2) Xử lý hình sự:
Căn cứ theo quy định tại Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự như sau:
Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, quy định trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.
Như vậy, hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ lần đầu sẽ chưa bị xử lý hình sự mà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
- Phạm tội trong thời chiến;
- Lôi kéo người khác phạm tội.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghĩa vụ quân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?