5 loại biển báo giao thông hiện nay? Việc phân loại 5 loại biển báo giao thông hiện nay như thế nào?

Cho tôi hỏi về 5 loại biển báo giao thông hiện nay? Việc phân loại 5 loại biển báo giao thông hiện nay như thế nào? - Câu hỏi của chú B.Q (Ninh Thuận)

5 loại biển báo giao thông hiện nay?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008, biển báo giao thông (biển báo hiệu) thuộc hệ thống báo hiệu đường bộ.

Theo đó, tại khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định như sau:

Hệ thống báo hiệu đường bộ
4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

Như vậy, 5 loại biển báo giao thông bao gồm:

- Biển báo cấm

- Biển báo nguy hiểm

- Biển hiệu lệnh

- Biển chỉ dẫn

- Biển phụ

5 loại biển báo giao thông hiện nay? Việc phân loại 5 loại biển báo giao thông hiện nay như thế nào?

5 loại biển báo giao thông hiện nay? Việc phân loại 5 loại biển báo giao thông hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)

Phân loại 5 loại biển báo giao thông hiện nay như thế nào?

Căn cứ theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, việc phân loại 5 loại biển báo giao thông được thực hiện như sau:

Biển báo giao thông

Phân loại

Nhóm biển báo cấm

Là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Nhóm biển hiệu lệnh

Là nhóm biển để báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt). Các biển có dạng hình tròn trên nền xanh lam có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người tham gia giao thông đường biết.

Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo

Là nhóm biển báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm trên đường để chủ động phòng ngừa kịp thời. Biển chủ yếu có hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.

Nhóm biển chỉ dẫn

Là nhóm biển báo dùng để cung cấp thông tin và các chỉ dẫn cần thiết cho người tham gia giao thông. Biển chỉ dẫn chủ yếu có hình chữ nhật hoặc hình vuông hoặc hình mũi tên, nền màu xanh.

Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ

Là nhóm biển nhằm thuyết minh bổ sung nội dung nhóm biển báo giao thông hoặc được sử dụng độc lập.

Quy định chung về chữ viết, màu sắc và biểu tượng trên 5 loại biển báo giao thông thế nào?

Căn cứ Điều 17 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT, 5 loại biển báo giao thông cần tuần theo các quy định chung như sau:

(1) Chữ viết trên biển

Chữ viết trên biển phù hợp với quy định về kiểu chữ nêu tại Phụ lục K của Quy chuẩn này, trường hợp đặc biệt có thể điều chỉnh cho cân đối, phù hợp và đáp ứng thông tin rõ ràng, trong đó:

- Sử dụng kiểu chữ tiêu chuẩn “gt1 - Kiểu chữ nén” và “gt2 - Kiểu chữ thường” để ghi thông tin bằng chữ trên biển.

- Chữ viết hoa kiểu chữ thường hoặc kiểu chữ nén sử dụng để viết các thông tin chỉ dẫn về hướng đi, các danh từ riêng hoặc các thông tin có tính chất nhấn mạnh, gây chú ý cho người tham gia giao thông. Chỉ nên sử dụng kiểu chữ nén trong trường hợp phải hạn chế kích thước của biển.

- Chữ viết thường được sử dụng để viết tên địa danh bằng tiếng Anh, các thông tin dịch vụ và trên các biển phụ.

- Trên cùng một hàng chữ chỉ sử dụng một loại nét chữ.

- Chữ viết trên biển phải là tiếng Việt đủ dấu. Khoảng cách giữa các chữ cái từ 25% - 40% chiều cao chữ, khoảng cách giữa các chữ bất kỳ trên cùng một hàng chữ từ 75% - 100% chiều cao chữ. Khoảng cách theo chiều đứng giữa các hàng chữ tối thiểu 50% - 75% chiều cao chữ lớn nhất của hàng sau.

Khoảng cách giữa hàng chữ trên và dưới cùng với mép biển tối thiểu bằng 40% chiều cao chữ cao nhất trong hàng. Khoảng cách theo chiều ngang của các chữ ở góc trên cùng và dưới cùng đến mép biển tối thiểu bằng 60% chiều cao chữ với chữ viết hoa và 100% với chữ viết thường.

- Khoảng cách giữa chữ ghi đơn vị đo lường (t, m, km) và chữ số phía trước lấy bằng 50% chiều cao chữ ghi đơn vị đo lường.

- Chiều cao chữ được lựa chọn căn cứ trên tốc độ xe chạy sao cho người tham gia giao thông có thể đọc được rõ ràng cả ban ngày và ban đêm. Chiều cao chữ tối thiểu trên các biển chỉ dẫn là 100 mm với đường thông thường và đường đô thị; 150 mm với đường đôi ngoài đô thị và 300 mm đối với đường cao tốc. Chữ viết chỉ địa danh và hướng đường có chiều cao tối thiểu là 150 mm. Khuyến khích sử dụng kích thước chữ viết lớn nhưng phải đảm bảo tính cân đối và thẩm mỹ đối với biển báo.

- Chữ viết phải lựa chọn câu, từ ngắn gọn, dễ hiểu nhất; thông tin trên biển phải thống nhất với các thông tin báo hiệu khác.

- Chỉ sử dụng màu của chữ như sau: màu trắng trên nền đen, xanh hoặc đỏ; màu đen trên nền trắng hoặc vàng hoặc màu vàng trên các nền xanh.

- Chữ viết trên biển chỉ dẫn trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy định trong khoản 17.1 Điều 17 còn tuân thủ khoản 49.3 Điều 49 của Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT.

(2) Màu sắc trên biển

Màu sắc trên biển phải tuân theo quy định kỹ thuật về màu sắc và thống nhất trong các nhóm biển sử dụng trên mạng lưới đường bộ.

(3) Biểu tượng, hình vẽ trên biển

Biểu tượng, hình vẽ được quy định chi tiết đối với từng biển báo.

Riêng hình vẽ thể hiện cho các loại phương tiện được thể hiện theo nguyên tắc: biểu thị ô tô nói chung, xe buýt thì dùng biểu tượng hình chiếu đối diện, đối với từng loại xe thì dùng biểu tượng là hình chiếu cạnh.

Căn cứ vào thực tiễn tổ chức giao thông, từ các biển đã có trong Quy chuẩn, khi muốn vận dụng cho các đối tượng khác thì chỉ cần thay thế đối tượng (biểu tượng phương tiện) cũ bằng đối tượng (biểu tượng phương tiện) mới. Đối với xe taxi, sử dụng biểu tượng ô tô có bổ sung chữ “TAXI” phía trên; xe buýt nhanh, sử dụng biểu tượng xe buýt có bổ sung chữ “BRT” phía trên; xe có gắn thiết bị thu phí tự động ETC, sử dụng biểu tượng của xe đó có bổ sung ký hiệu “ETC“ phía trên. Đối với các loại xe chưa có biểu tượng quy định thì có thể viết bằng chữ.

Khi cần biểu thị trọng tải hoặc số chỗ ngồi cho các loại xe tải, xe khách thì bổ sung chữ viết số tấn, số chỗ ngồi (chẳng hạn, xe tải > 3,5 tấn thì viết chữ > 3,5t lên hình vẽ xe tải, xe khách dưới 16 chỗ thì viết chữ < 16c lên hình vẽ xe khách).

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biển báo giao thông

Đặng Phan Thị Hương Trà

Biển báo giao thông
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biển báo giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biển báo giao thông
MỚI NHẤT
Pháp luật
Biển báo giao thông đường bộ được đặt ở vị trí như thế nào và cách nhà dân bao nhiêu mét? Các biển báo giao thông có hiệu lực như thế nào?
Pháp luật
Biển báo giao thông là gì? Thẩm quyền lắp đặt các biển báo giao thông thuộc về ai? Có mấy loại biển báo giao thông?
Pháp luật
Biển nào báo hiệu các phương tiện phải tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường theo quy định?
Pháp luật
Các loại biển báo giao thông 2024? Có mấy loại biển báo giao thông? Ý nghĩa của các biển báo giao thông là gì?
Pháp luật
Biển báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên thuộc loại gì? Biển nào báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên hiện nay?
Pháp luật
Nơi có biển báo nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp thì thứ tự các xe đi như thế nào?
Pháp luật
Biển báo cấm vượt có tác dụng như thế nào? Lái xe ô tô vượt xe tại đoạn đường có biển báo cấm vượt thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Lái xe ô tô vào đường cấm xe ô tô thì bị phạt bao nhiêu tiền? Có bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe không?
Pháp luật
Biển cấm xe gắn máy có hình dạng như thế nào? Người điều khiển xe gắn máy chạy vào đường cấm xe gắn máy thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Biển báo vuông có ý nghĩa thế nào? Những biển báo giao thông hình vuông sẽ có màu sắc như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào