Các loại biển báo giao thông 2024? Có mấy loại biển báo giao thông? Ý nghĩa của các biển báo giao thông là gì?
Các loại biển báo giao thông 2024? Có mấy loại biển báo giao thông? Ý nghĩa của các biển báo giao thông là gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định các loại biển báo giao thông bao gồm:
Hệ thống báo hiệu đường bộ
...
4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
Như vậy, các loại biển báo giao thông bao gồm 5 loại:
- Biển báo cấm;
- Biển báo hiệu lệnh;
- Biển báo nguy hiểm và cảnh báo;
- Biển báo chỉ dẫn;
- Biển phụ, Biển viết bằng chữ.
Dưới đây là chi tiết các loại biển báo giao thông như sau:
(1) Biển báo cấm
Biển báo cấm là biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.
Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ/chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt).
Biển báo cấm có mã P (cấm) và DP (hết cấm).
(2) Biển báo hiệu lệnh
Biển hiệu lệnh là biển báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo (trừ một số biển đặc biệt).
Biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng. Nếu hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng. Biển hiệu lệnh có mã R và R.E.
(3) Biển báo nguy hiểm và cảnh báo
Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.
Biển báo nguy hiểm có mã W, ví dụ như W.201 (a,b) - Chỗ ngoặt nguy hiểm; W.212 - Cầu hẹp; W.227 - Công trường…
Biển báo nguy hiểm/cảnh báo chủ yếu có hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên, trừ biển W.208 "Giao nhau với đường ưu tiên" đỉnh tương ứng hướng xuống dưới.
(4) Biển báo chỉ dẫn
Biển báo chỉ dẫn dùng để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn.
Biển chỉ dẫn có hình vuông hoặc hình chữ nhật hoặc hình mũi tên, nền màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen trừ một số trường hợp ngoại lệ.
(5) Biển phụ, biển viết bằng chữ
Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo chính nhằm thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ, trừ biển số S.507 "Hướng rẽ" được sử dụng độc lập.
Biển phụ có mã S, SG và SH như: Biển S.501: Phạm vi tác dụng của biển; Biển số S.502: Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu; Biển S.H,3 (a,b,c): Hướng tác dụng của biển…
Biển phụ có dạng: Hình chữ nhật/hình vuông, nền màu trắng, hình vẽ, chữ viết màu đen. Nếu nền màu xanh lam thì chữ viết màu trắng.
Các biển phụ đều được đặt ngay phía dưới biển chính ngoại trừ biển S.507 sử dụng độc lập được đặt ở phía lưng đường cong đối diện với hướng đi/đặt ở giữa đảo an toàn nơi đường giao nhau.
Các loại biển báo giao thông 2024? Có mấy loại biển báo giao thông? Ý nghĩa của các biển báo giao thông là gì? (Hình ảnh Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền tổ chức và điều khiển giao thông?
Căn cứ vào Điều 37 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây:
Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông
1. Tổ chức giao thông gồm các nội dung sau đây:
a) Phân làn, phân luồng, phân tuyến và quy định thời gian đi lại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
b) Quy định các đoạn đường cấm đi, đường đi một chiều, nơi cấm dừng, cấm đỗ, cấm quay đầu xe; lắp đặt báo hiệu đường bộ;
c) Thông báo khi có sự thay đổi về việc phân luồng, phân tuyến, thời gian đi lại tạm thời hoặc lâu dài; thực hiện các biện pháp ứng cứu khi có sự cố xảy ra và các biện pháp khác về đi lại trên đường bộ để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
2. Trách nhiệm tổ chức giao thông quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải là người có thẩm quyền tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chính là người có thẩm quyền tổ chức giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc phạm vi quản lý, trong đó có việc quy định các đoạn đường lắp đặt biển báo hiệu đường bộ.
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 19 và khoản 1 Điều 20 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT, nếu được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phân công nghiệm vụ thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ có quyền tổ chức giao thông đối với các tuyến đường giao thông nông thôn, bao gồm cả việc bố trí, lắp đặt biển báo giao thông.
Biểu tượng, hình vẽ trên biển được quy định ra sao?
Căn cứ khoản 17.3 Điều 17 Phần 2 Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT quy định biểu tượng, hình vẽ trên biển như sau:
Biểu tượng, hình vẽ được quy định chi tiết đối với từng biển báo. Riêng hình vẽ thể hiện cho các loại phương tiện được thể hiện theo nguyên tắc: biểu thị ô tô nói chung, xe buýt thì dùng biểu tượng hình chiếu đối diện, đối với từng loại xe thì dùng biểu tượng là hình chiếu cạnh. Căn cứ vào thực tiễn tổ chức giao thông, từ các biển đã có trong Quy chuẩn, khi muốn vận dụng cho các đối tượng khác thì chỉ cần thay thế đối tượng (biểu tượng phương tiện) cũ bằng đối tượng (biểu tượng phương tiện) mới. Đối với xe taxi, sử dụng biểu tượng ô tô có bổ sung chữ “TAXI” phía trên; xe buýt nhanh, sử dụng biểu tượng xe buýt có bổ sung chữ “BRT” phía trên; xe có gắn thiết bị thu phí tự động ETC, sử dụng biểu tượng của xe đó có bổ sung ký hiệu “ETC“ phía trên. Đối với các loại xe chưa có biểu tượng quy định thì có thể viết bằng chữ.
Biểu tượng đối với từng loại phương tiện:
Khi cần biểu thị trọng tải hoặc số chỗ ngồi cho các loại xe tải, xe khách thì bổ sung chữ viết số tấn, số chỗ ngồi (chẳng hạn, xe tải > 3,5 tấn thì viết chữ > 3,5t lên hình vẽ xe tải, xe khách dưới 16 chỗ thì viết chữ < 16c lên hình vẽ xe khách).
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biển báo giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?
- Ngày truyền thống của Cựu chiến binh 6 12 là ngày để tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh đúng không?
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?
- Mẫu Công văn báo cáo kết quả đại hội theo Nghị định 126 áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?