Ai chịu trách nhiệm cho việc tiếp đảng viên và công dân tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương theo quy định?
Nơi tiếp đảng viên và công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được thực hiện tại đâu?
Theo khoản 1 Điều 11 Quy định 13/QĐ-UBKTTW năm 2019 về nơi tiếp đảng viên và công dân như sau:
"Điều 11. Nơi tiếp đảng viên và công dân
1. Việc tiếp đảng viên và công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được thực hiện tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương.
Đối với vụ việc phức tạp, kéo dài và người có đơn đề nghị Lãnh đạo Ủy ban tiếp thì Vụ Đơn thư báo cáo Thường trực Ủy ban xem xét chỉ đạo, phân công tiếp tại Trụ sở Cơ quan Ủy ban (tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh).
2. Trường hợp đoàn kiểm tra, giám sát đang thực hiện nhiệm vụ mà có đảng viên và công dân đến tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến nội dung đang kiểm tra, giám sát thì việc tiếp được thực hiện tại trụ sở cơ quan Đảng, Nhà nước nơi Đoàn đến công tác (nếu thấy cần thiết)."
Theo đó, việc tiếp đảng viên và công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được thực hiện tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương. Đối với từng trường hợp cụ thể thì việc tiếp được thực hiện tại các trụ sở khác nhau.
Ai chịu trách nhiệm cho việc tiếp đảng viên và công dân tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương theo quy định? (Hình từ Internet)
Việc xử lý nội dung đơn thư khi tiếp đảng viên và công dân trong những trường hợp nào?
Theo Điều 12 Quy định 13/QĐ-UBKTTW năm 2019 về việc xử lý nội dung đơn thư khi tiếp đảng viên và công dân như sau:
"Điều 12. Xử lý nội dung đơn thư khi tiếp đảng viên và công dân
1. Xử lý nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của Ủy ban.
a) Trường hợp đảng viên, công dân có đơn thư kèm theo.
- Đối với nội dung đơn thư đủ điều kiện xử lý theo khoản 1, Điều 6 Quy định này và thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban thì tiếp nhận để xử lý theo quy định.
- Đối với đơn thư có một phần nội dung thuộc thẩm quyền xem xét, giải quyết của Ủy ban thì tiếp nhận nội dung đó và hướng dẫn người có đơn thư gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết các nội dung còn lại.
b) Trường hợp đảng viên, công dân trình bày trực tiếp, không có đơn kèm theo.
- Hướng dẫn đảng viên, công dân viết và nhận đơn.
- Trường hợp đảng viên, công dân không viết được đơn thì phải ghi lại nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và đọc lại để người đó nghe, ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản.
c) Trường hợp đảng viên, công dân đến tố cáo, phản ánh, kiến nghị đối với tổ chức, cán bộ diện Trung ương quản lý, nội dung xuất phát từ việc khiếu nại không đạt mục đích nhưng không cung cấp được thông tin, tài liệu chứng cứ chứng minh cho việc tố cáo của mình thì giải thích, hướng dẫn đảng viên, công dân đó thực hiện việc khiếu nại, tố cáo theo quy định.
2. Xử lý nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền của Ủy ban.
Đảng viên, công dân đến Trụ sở tiếp công dân Trung ương khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, nhung nội dung không thuộc thẩm quyền xem xét, giải quyết của Ủy ban thì giải thích cho đảng viên, công dân biết quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hướng dẫn đảng viên, công dân đó đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết.
3. Khi tiếp đảng viên, công dân, có thể ghi âm lời tố cáo, khiếu nại, kiến nghị, phản ánh của đảng viên, công dân (nếu thấy cần thiết và được thực hiện công khai)."
Như vậy, việc xử lý nội dung đơn thư khi tiếp đảng viên và công dân sẽ có 02 cách thức xử lý như sau:
- Thứ nhất, xử lý nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của Ủy ban.
- Thứ hai, xử lý nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền của Ủy ban.
Ai chịu trách nhiệm cho việc tiếp đảng viên và công dân tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương theo quy định?
Về trách nhiệm tiếp đảng viên và công dân thuộc theo Điều 13 Quy định 13/QĐ-UBKTTW năm 2019, cụ thể như sau:
- Vụ Đơn thư chịu trách nhiệm tiếp đảng viên, công dân tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương theo quy định. Các Thành viên Ủy ban và các vụ, đơn vị thuộc Cơ quan Ủy ban tiếp đảng viên, công dân thực hiện theo chỉ đạo của Thường trực Ủy ban.
- Cán bộ, công chức khi tiếp đảng viên, công dân cần phải lắng nghe, ghi chép đầy đủ họ tên, địa chỉ, nội dung trình bày của đảng viên, công dân; giải thích, hướng dẫn cho đảng viên, công dân biết và chấp hành các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thẩm quyền xem xét, giải quyết của cơ quan chức năng.
- Cán bộ, công chức tiếp đảng viên, công dân được từ chối tiếp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân theo quy định tại Điều 9 Luật Tiếp công dân 2013.
- Trường hợp đảng viên, công dân đến Trụ sở Cơ quan Ủy ban thì Vụ Đơn thư phối hợp với Văn phòng Cơ quan hướng dẫn đảng viên, công dân đó đến Trụ sở tiếp công dân Trung ương để thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Trường hợp đặc biệt, báo cáo Thành viên Ủy ban phụ trách Vụ Đơn thư để xin ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ủy ban.
- Việc tiếp đảng viên, công dân phải được vào sổ theo dõi và phần mềm quản lý tiếp công dân.
Theo đó, Vụ Đơn thư chịu trách nhiệm tiếp đảng viên, công dân tại Trụ sở tiếp công dân Trung ương theo quy định.
Các Thành viên Ủy ban và các vụ, đơn vị thuộc Cơ quan Ủy ban tiếp đảng viên, công dân thực hiện theo chỉ đạo của Thường trực Ủy ban.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiếp công dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?