Ai có quyền kháng nghị quyết định mở thủ tục phá sản? Tổ Thẩm phán giải quyết kháng nghị này có nhiệm vụ gì?
Ai có quyền kháng nghị quyết định mở thủ tục phá sản?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Phá sản 2014 về giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản như sau:
Giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
...
Theo đó, người có quyền kháng nghị quyết định mở thủ tục phá sản là Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Tòa án nhân dân đã ra quyết định mở thủ tục phá sản.
Mở thủ tục phá sản (Hình từ Internet)
Tổ Thẩm phán giải quyết kháng nghị quyết định mở thủ tục phá sản có nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 01/2015/TT-CA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
1. Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản phải tổ chức phiên họp để thảo luận và quyết định theo đa số khi ra một trong các quyết định quy định tại Điều 44 của Luật phá sản như sau:
a) Giữ nguyên quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;
b) Hủy quyết định không mở thủ tục phá sản và giao cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định không mở thủ tục phá sản xem xét ra quyết định mở thủ tục phá sản;
c) Hủy quyết định mở thủ tục phá sản và thông báo cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định mở thủ tục phá sản và những người tham gia thủ tục phá sản.
2. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác của Tổ Thẩm phán được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này.
Theo quy định trên, Tổ Thẩm phán giải quyết kháng nghị quyết định mở thủ tục phá sản có nhiệm vụ tổ chức phiên họp để thảo luận và quyết định theo đa số để ra một trong những quyết định được quy định tại khoản 1 Điều 13 nêu trên.
Đồng thời Tổ Thẩm phán giải quyết kháng nghị quyết định mở thủ tục phá sản cũng có những nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định.
Trình tự phiên họp giải quyết kháng nghị quyết định mở thủ tục phá sản được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 01/2015/TT-CA về trình tự, thủ tục phiên họp giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản như sau:
Trình tự, thủ tục phiên họp giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
1. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong thời hạn quy định tại khoản 5 Điều 44 của Luật phá sản. Phiên họp của Tổ Thẩm phán phải có đủ các thành viên Tổ Thẩm phán, trường hợp có thành viên Tổ Thẩm phán vắng mặt thì phải hoãn phiên họp.
2. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán khai mạc và chủ trì phiên họp. Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp.
3. Một thành viên của Tổ Thẩm phán trình bày tóm tắt nội dung vụ việc phá sản, quá trình giải quyết vụ việc phá sản và đề nghị của người đề nghị xem xét lại (nếu có). Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân về quyết định kháng nghị trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân có kháng nghị.
4. Trường hợp có người tham gia thủ tục phá sản được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp thì họ có quyền trình bày ý kiến của mình về đề nghị xem xét lại quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, quyết định kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
5. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân về đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
6. Tổ Thẩm phán thảo luận và biểu quyết tại phòng họp kín về việc giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. Khi thảo luận và biểu quyết tại phòng họp kín phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của Tổ Thẩm phán. Biên bản phiên họp của Tổ Thẩm phán phải được các thành viên của Tổ Thẩm phán, Thư ký Tòa án ghi biên bản ký, ghi rõ họ tên. Thành viên Tổ thẩm phán có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản riêng hoặc ghi trong biên bản phiên họp.
Trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp mà không thể ra quyết định ngay thì Tổ Thẩm phán có thể quyết định kéo dài thời gian thảo luận và biểu quyết nhưng không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày mở phiên họp.
7. Quyết định của Tổ Thẩm phán phải được đa số thành viên của Tổ Thẩm phán biểu quyết tán thành. Quyết định này phải được lập thành văn bản, được Tổ trưởng Tổ thẩm phán ký thay mặt Tổ thẩm phán và đóng dấu Tòa án.
Như vậy, trình tự phiên họp giải quyết kháng nghị quyết định mở thủ tục phá sản được thực hiện theo quy định tại Điều 14 nêu trên.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyết định mở thủ tục phá sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?