Ai có quyền ra Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam? Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có thể bị hủy bỏ không?
- Ai có quyền ra Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam?
- Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có thể bị hủy bỏ không?
- Thủ tục hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được quy định thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm thông báo cho người bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam về kết quả giải quyết?
Ai có quyền ra Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam?
Theo quy định tại Điều 38 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước về quốc tịch như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước về quốc tịch
1. Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho trở lại quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
2. Quyết định việc đàm phán, ký điều ước quốc tế về quốc tịch theo quy định của Luật này và Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
Theo quy định trên, người có quyền ra Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam là Chủ tịch nước.
Nhập quốc tịch Việt Nam (Hình từ Internet)
Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có thể bị hủy bỏ không?
Theo Điều 33 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về căn cứ hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam như sau:
Căn cứ hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
1. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này, dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà cố ý khai báo không đúng sự thật hoặc giả mạo giấy tờ khi xin nhập quốc tịch Việt Nam thì Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có thể bị hủy bỏ, nếu được cấp chưa quá 5 năm.
2. Việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của vợ hoặc chồng không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của người kia.
Theo đó, Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có thể bị hủy bỏ nếu người đã nhập quốc tịch Việt Nam cố ý khai báo không đúng sự thật hoặc giả mạo giấy tờ khi xin nhập quốc tịch Việt Nam thì Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có thể bị hủy bỏ, nếu được cấp chưa quá 5 năm.
Thủ tục hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 34 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về trình tự, thủ tục hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam như sau:
Trình tự, thủ tục hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về hành vi quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh, nếu có đầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.
Tòa án đã xét xử đối với bị cáo có hành vi quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.
Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
2. Hồ sơ kiến nghị về việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được gửi đến Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của Tòa án, Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Như vậy, thủ tục hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 34 nêu trên.
Cơ quan nào có trách nhiệm thông báo cho người bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam về kết quả giải quyết?
Theo quy định tại Điều 41 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 về thông báo và đăng tải kết quả giải quyết các việc về quốc tịch như sau:
Thông báo và đăng tải kết quả giải quyết các việc về quốc tịch
Bộ Tư pháp có trách nhiệm thông báo cho người xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, người bị tước quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam về kết quả giải quyết các việc về quốc tịch có liên quan và đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Văn phòng Chủ tịch nước có trách nhiệm gửi đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định cho nhập, cho trở lại, cho thôi, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, Bộ Tư pháp có trách nhiệm thông báo cho người bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam về kết quả giải quyết các việc về quốc tịch có liên quan và đăng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Văn phòng Chủ tịch nước có trách nhiệm gửi đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhập quốc tịch Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Thông tư 55/2024 như thế nào?
- Phương pháp tính hao mòn của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
- Khu vực nào phải xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn?
- Cơ quan thu ngân sách nhà nước là cơ quan nào? Cơ quan thu ngân sách nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 02A và 02B chi tiết từng mục như thế nào? Tải mẫu 02A và 02B ở đâu?