Ai có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của ngành Thuế? Việc sao, chụp tài liệu được tiến hành tại địa điểm nào?
- Ai có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của ngành Thuế?
- Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có được ủy quyền cho người khác thực hiện thẩm quyền của mình không?
- Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của ngành Thuế phải tiến hành tại địa điểm nào?
Ai có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của ngành Thuế?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nội quy bảo vệ bí mật nhà nước ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 245/QĐ-TCT năm 2023 thì những người sau đây có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của ngành Thuế:
(1) Thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật: Tổng cục trưởng.
(2) Thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật bao gồm:
- Tổng cục trưởng;
- Người đứng đầu Cục, Vụ và tương đương thuộc Tổng cục và tương đương (Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các Cục/Vụ/đơn vị, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh thành phố)
(3) Thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật bao gồm:
- Những người quy định tại mục (2) nêu trên;
- Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc Tổng cục, Cục, Vụ và tương đương thuộc Bộ.
- Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc Cục thuộc Tổng cục và tương đương.
Ai có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của ngành Thuế? (Hình từ Internet)
Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có được ủy quyền cho người khác thực hiện thẩm quyền của mình không?
Việc ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 7 Nội quy bảo vệ bí mật nhà nước ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 245/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
...
3. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước quy định điểm a, b khoản 2 điều này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Việc ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.
Cấp phó được ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyết định cho phép sao, chụp của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho người khác.
4. Người được giao thực hiện việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước hoặc người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước.
...
Như vậy, theo quy định trên thì chỉ có người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và độ Tối mật mới được ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật không được ủy quyền.
Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước của ngành Thuế phải tiến hành tại địa điểm nào?
Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quy định tại khoản 5 Điều 7 Nội quy bảo vệ bí mật nhà nước ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 245/QĐ-TCT năm 2023 như sau:
Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
...
5. Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải tiến hành tại địa điểm đảm bảo an toàn do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định. Việc sao, chụp phải được ghi vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước”.
6. Phương tiện, thiết bị sử dụng để sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
7. Bản sao tài liệu bí mật nhà nước phải được đóng dấu “BẢN SAO SỐ:...” ở góc trên bên phải tại trang đầu, trong đó phải thể hiện rõ số thứ tự bản sao. Chỉ sao, chụp đúng số bản cho phép và tiêu hủy ngay bản dư thừa, bản hỏng. Bản sao, chụp tài liệu bí mật nhà nước có giá trị pháp lý như bản chính và phải được bảo vệ như bản gốc.
Dấu “BẢN SAO BÍ MẬT NHÀ NƯỚC” được đóng ở phía dưới cùng tại trang cuối, trong đó ghi rõ là sao y nếu là bản “Sao y bản chính”, ghi rõ là sao lục nếu là bản “Sao lục”, thời gian, số lượng, nơi nhận, thẩm quyền sao, chữ ký của người có thẩm quyền và con dấu của cơ quan, đơn vị (nếu có).
...
Như vậy, theo quy định, việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải tiến hành tại địa điểm đảm bảo an toàn do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định.
Việc sao, chụp phải được ghi vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước”.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bí mật nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?