Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định ra sao?
- Bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thể là lời nói hay không?
- Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định ra sao?
- Độ mật của bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam sau khi được xác định thì có điều chỉnh được không?
Bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thể là lời nói hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1769/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
2. Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.
3. Lộ bí mật nhà nước là trường hợp người không có trách nhiệm biết được bí mật nhà nước.
...
Theo đó, bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
Như vậy, bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam vẫn có thể bao gồm cả lời nói.
Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1769/QĐ-BHXH năm 2023 về việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
(1) Tổng Giám đốc, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH tỉnh, Giám đốc BHXH huyện (hoặc cấp Phó được ủy quyền) (gọi chung là người có thẩm quyền) có trách nhiệm xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước.
(2) Việc ủy quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.
(3) Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước người đứng đầu, trước pháp luật và không được ủy quyền tiếp cho người khác.
(4) Trường hợp thông tin trong cùng một tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc danh mục bí mật nhà nước có độ mật khác nhau thì xác định theo độ mật cao nhất.
(5) Trường hợp sử dụng bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức khác phải xác định độ mật tương ứng.
(6) Trường hợp văn bản có tính chất lặp lại có cùng độ mật thì người có thẩm quyền ban hành văn bản xác định độ mật một lần cho loại văn bản đó.
(7) Các trường hợp ký thừa lệnh, thừa ủy quyền hoặc ký thay mặt phải theo yêu cầu của người có thẩm quyền hoặc có văn bản đề xuất và được sự đồng ý của người có thẩm quyền quyết định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước.
(8) Người tiếp nhận thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, nhưng chưa được xác định là bí mật nhà nước phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị và chuyển đến đơn vị có chức năng xử lý. Người được giao xử lý phải có văn bản đề xuất người đứng đầu cơ quan, đơn vị xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Thông tin tiếp nhận phải được bảo vệ trong quá trình tiếp nhận và xử lý.
(9) Mẫu dấu chỉ độ mật, mẫu văn bản xác định độ mật của bí mật nhà nước thực hiện theo quy định tại Thông tư 24/2020/TT-BCA.
Độ mật của bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam sau khi được xác định thì có điều chỉnh được không?
Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 17 Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1769/QĐ-BHXH năm 2023 như sau:
Điều chỉnh độ mật
1. Việc điều chỉnh độ mật phải căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước.
2. Tổng Giám đốc quyết định điều chỉnh độ mật của các tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước do BHXH Việt Nam ban hành; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH tỉnh hoặc Giám đốc BHXH huyện quyết định điều chỉnh độ mật của các tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước do cơ quan, đơn vị soạn thảo và ban hành.
3. Sau khi ban hành quyết định điều chỉnh độ mật, đơn vị điều chỉnh độ mật phải đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc tăng độ mật, giảm độ mật.
4. Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày điều chỉnh độ mật, đơn vị điều chỉnh độ mật phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đơn vị nhận được thông báo về việc điều chỉnh độ mật có trách nhiệm đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc điều chỉnh độ mật tương ứng đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
Theo đó, độ mật của bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam sau khi được xác định vẫn có thể điều chỉnh và việc điều chỉnh phải căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước.
Tổng Giám đốc quyết định điều chỉnh độ mật của các tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước do BHXH Việt Nam ban hành.
Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, Giám đốc BHXH tỉnh hoặc Giám đốc BHXH huyện quyết định điều chỉnh độ mật của các tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước do cơ quan, đơn vị soạn thảo và ban hành.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bí mật nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?