Ai có thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm tài sản nhà nước là ô tô khi đấu giá tài sản? Đối tượng nào không được tham gia mua tài sản nhà nước theo hình thức niêm yết giá?
Ai có thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm tài sản nhà nước là ô tô khi đấu giá tài sản?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 24. Bán tài sản công theo hình thức đấu giá
..
2. Xác định giá khởi điểm:
b) Đối với tài sản công không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này, người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này thành lập Hội đồng để xác định giá khởi điểm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá xác định để làm căn cứ quyết định giá khởi điểm.
Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá phải bảo đảm phù hợp với giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, xuất xứ tại thời điểm xác định giá.
c) Giá tài sản được xác định tại điểm a, điểm b khoản này không bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT)."
Theo đó trong trường hợp bán tài sản công của Nhà nước là xe ô tô thì người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ bán tài sản sẽ thành lập Hội đồng xác định giá khởi điểm.
Việc thành lập hội đồng để xác định giá trị tài sản công theo khoản 2, khoản 4 Điều 8 Thông tư 144/2017/TT-BTC:
"Điều 8. Hội đồng để xác định giá trị tài sản công
2. Thành phần Hội đồng để xác định giá khởi điểm đối với tài sản thuộc phạm vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP:
a) Lãnh đạo cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản hoặc người được ủy quyền - Chủ tịch Hội đồng;
b) Đại diện bộ phận chuyên môn về giá hoặc tài chính của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có); trường hợp không có cơ quan quản lý cấp trên thì mời đại diện cơ quan tài chính cùng cấp;
c) Đại diện bộ phận chuyên môn về giá hoặc tài chính, kế toán của cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản;
d) Các thành viên khác do người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của tài sản cần định giá.
...
4. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này:
a) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể. Phiên họp để xác định giá trị tài sản chỉ được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 số lượng thành viên của Hội đồng trở lên tham dự; trường hợp Hội đồng chỉ có 03 thành viên thì phiên họp phải có mặt đủ 03 thành viên. Chủ tịch Hội đồng điều hành phiên họp để xác định giá trị tài sản. Trước khi tiến hành phiên họp, những thành viên vắng mặt phải có văn bản gửi tới Chủ tịch Hội đồng nêu rõ lý do vắng mặt; có ý kiến về các vấn đề liên quan đến giá trị tài sản (nếu có);
b) Hội đồng kết luận về giá trị tài sản theo ý kiến đa số đã được biểu quyết và thông qua của thành viên Hội đồng có mặt tại phiên họp. Trong trường hợp có ý kiến ngang nhau thì bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định. Thành viên của Hội đồng có quyền bảo lưu ý kiến của mình nếu không đồng ý với kết luận về giá trị của tài sản do Hội đồng quyết định; ý kiến bảo lưu đó được ghi vào Biên bản xác định giá trị tài sản;
c) Hội đồng phải lập Biên bản về việc xác định giá trị tài sản, phản ánh đầy đủ và trung thực toàn bộ quá trình xác định giá trị tài sản. Biên bản phải được lưu trong hồ sơ xác định giá trị tài sản.
Nội dung chính của Biên bản xác định giá trị tài sản gồm: Họ, tên Chủ tịch Hội đồng và các thành viên của Hội đồng; họ, tên những người tham dự phiên họp xác định giá trị tài sản; thời gian, địa điểm tiến hành việc xác định giá trị tài sản; kết quả khảo sát giá trị của tài sản; ý kiến của các thành viên của Hội đồng và những người tham dự phiên họp xác định giá trị tài sản; kết quả biểu quyết của Hội đồng; thời gian, địa điểm hoàn thành việc xác định giá trị tài sản; chữ ký của các thành viên của Hội đồng."
Như vậy giá khởi điểm tài sản Nhà nước khi đấu giá sẽ do Hội đồng xác định và kết luận.
Ai có thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm tài sản nhà nước là ô tô khi đấu giá tài sản?
Đối tượng nào không được tham gia mua tài sản nhà nước theo hình thức niêm yết giá?
Theo khoản 3 Điều 26 Thông tư 144/2017/TT-BTC quy định những người sau đây không được tham gia mua tài sản công theo hình thức niêm yết giá:
- Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người tại thời điểm đăng ký mua tài sản không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
- Người có thẩm quyền quyết định bán tài sản; người trực tiếp giám định, đánh giá lại giá trị tài sản;
- Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quy định tại điểm b khoản này.
Thủ tục bán tài sản nhà nước niêm yết giá thông qua những hình thức nào?
Theo khoản 4 Điều 26 Thông tư 144/2017/TT-BTC có quy định trình tự, thủ tục bán tài sản công theo hình thức niêm yết giá thông qua Hệ thống giao dịch điện tử và tại trụ sở làm việc của cơ quan về tài sản công như sau:
(1) Theo hình thức niêm yết giá thông qua Hệ thống giao dịch điện tử
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này thực hiện niêm yết giá bán và thông tin về tài sản trên Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công. Thời hạn niêm yết là 05 ngày làm việc;
- Người có nhu cầu mua tài sản đăng ký mua tài sản trực tiếp trên Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công trong thời hạn niêm yết và có thể đăng ký với cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này để xem tài sản trước khi quyết định đăng ký mua tài sản;
- Hết thời hạn niêm yết giá, Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công lựa chọn ngẫu nhiên người được quyền mua tài sản trong số những người đăng ký mua tài sản trên Hệ thống. Người được quyền mua tài sản được đăng tải công khai trên Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công ngay sau khi có kết quả lựa chọn;
- Giá bán tài sản là giá đã niêm yết trên Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công.
(2) Theo hình thức niêm yết giá không thông qua Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công:
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này thực hiện niêm yết giá bán tài sản tại trụ sở làm việc của cơ quan; đồng thời, đăng tải thông tin về tài sản trên Trang thông tin điện tử về tài sản công. Thời hạn niêm yết và thông báo giá là 05 ngày làm việc;
- Người có nhu cầu mua tài sản nộp Phiếu đăng ký mua tài sản trong thời hạn niêm yết và có thể đăng ký với cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này để xem tài sản trước khi quyết định đăng ký mua tài sản;
- Hết thời hạn niêm yết và thông báo giá, trường hợp có nhiều người cùng đăng ký mua tài sản thì cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này thực hiện bốc thăm để xác định người được quyền mua tài sản; việc bốc thăm phải được thực hiện công khai, có sự chứng kiến của người đăng ký mua tài sản; trường hợp chỉ có một người đăng ký mua tài sản thì người đó là người được quyền mua tài sản. Việc xác định người được quyền mua tài sản được lập thành Biên bản;
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?