Ai có thẩm quyền phong quân hàm của sĩ quan dự bị? Học viên học sĩ quan dự bị được đào tạo từ viên chức lên thì việc phong quân hàm sẽ như thế nào?
Học viên học sĩ quan dự bị được đào tạo từ viên chức lên thì việc phong quân hàm sẽ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 78/2020/NĐ-CP như sau:
Phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị
1. Phong quân hàm sĩ quan dự bị
a) Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, học viên tốt nghiệp đào tạo Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm Thiếu úy sĩ quan dự bị;
b) Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ đối tượng cán bộ, công chức, viên chức; tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị loại khá trở lên, kết quả rèn luyện tốt thì căn cứ vào chức vụ được bổ nhiệm trong các đơn vị dự bị động viên và mức lương đang hưởng để xét phong cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị tương xứng.
2. Thăng quân hàm sĩ quan dự bị
Sĩ quan dự bị có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì được xét thăng quân hàm:
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt; trình độ kiến thức năng lực tương ứng với chức vụ đảm nhiệm; trong thời hạn xét thăng quân hàm thực hiện tốt các quy định về đăng ký, quản lý, huấn luyện, sinh hoạt và lệnh huy động, động viên của cấp có thẩm quyền;
b) Chức vụ đang đảm nhiệm trong đơn vị dự bị động viên và chức vụ Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có nhu cầu cấp bậc quân hàm cao hơn cấp bậc quân hàm hiện tại;
c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị quy định tại khoản 4 Điều 41 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008 và năm 2014.
3. Thăng quân hàm sĩ quan dự bị trước thời hạn
Sĩ quan dự bị có công trình nghiên cứu, có sáng kiến giá trị phục vụ cho quốc phòng hoặc có thành tích xuất sắc, có hành động dũng cảm trong bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn được tặng thưởng huân chương thì được xét thăng quân hàm trước thời hạn.
Theo đó, học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ đối tượng cán bộ, công chức, viên chức; tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị loại khá trở lên, kết quả rèn luyện tốt thì căn cứ vào chức vụ được bổ nhiệm trong các đơn vị dự bị động viên và mức lương đang hưởng để xét phong cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị tương xứng.
Như vậy, có thể thấy rằng tùy học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị tốt nghiệp loại gì trở lên thì căn cứ vào chức vụ được bổ nhiệm trong các đơn vị dự bị động viên và mức lương đang hưởng để xét phong cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị tương xứng.
Sĩ quan dự bị (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền phong quân hàm của sĩ quan dự bị?
Căn cứ theo quy định điểm d khoản 1 Điều 21 Nghị định 78/2020/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ; giáng chức, cách chức; phong, thăng, giáng, tước quân hàm sĩ quan dự bị
1. Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị
a) Chính ủy hoặc Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chính ủy hoặc Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ phó tiểu đoàn trưởng và tương đương trở xuống, thăng quân hàm sĩ quan dự bị cấp úy;
b) Chính ủy hoặc Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định bổ nhiệm đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ phó trung đoàn trưởng và tương đương trở xuống; thăng quân hàm sĩ quan dự bị cấp Thiếu tá trở xuống;
c) Chính ủy hoặc Tư lệnh quân khu quyết định bổ nhiệm đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ tiểu đoàn trưởng đến trung đoàn trưởng và tương đương, thăng quân hàm sĩ quan dự bị cấp Thiếu tá, Trung tá;
d) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định phong quân hàm sĩ quan dự bị; bổ nhiệm chức vụ, thăng quân hàm sĩ quan dự bị các cấp bậc, chức vụ còn lại hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đến chức vụ, cấp bậc nào thì có quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan dự bị đến chức vụ, cấp bậc đó.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định phong quân hàm sĩ quan dự bị.
Sĩ quan dự bị cấp Trung tá có hạn tuổi là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 như sau:
Tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị
Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan dự bị quy định như sau:
Cấp Úy: 51;
Thiếu tá: 53;
Trung tá: 56;
Thượng tá: 57;
Đại tá: 60;
Cấp Tướng: 63.
Như vậy, theo quy định trên thì có thể thấy Sĩ quan dự bị cấp Trung tá có hạn tuổi sẽ là 56 tuổi. Hết độ tuổi này sẽ phải giải ngạch theo quy định.
Xem văn bản hợp nhất các quy định được sửa đổi bổ sung nêu trên tại Văn bản hợp nhất 24/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam do Văn phòng Quốc hội ban hành. (Lưu ý văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ).
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sĩ quan dự bị có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước có chính sách ưu tiên chuyển giao công nghệ cao đối với hoạt động chuyển giao công nghệ không?
- Tổ chức thanh niên có bao gồm Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam? Nhiệm kỳ Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam là mấy năm?
- Phụ lục 2A: Mẫu kết quả đối chiếu tài liệu đấu thầu đối với các gói thầu đấu thầu theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ mới nhất?
- Mẫu đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài là mẫu nào?
- Hoạt động đầu tư xây dựng là gì? 09 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng là gì theo quy định?