Ai có thẩm quyền ra quyết định chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân? Những tội nào được chuyển từ hình phạt tử hình thành tù chung thân?
Ai có thẩm quyền ra quyết định chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐTP như sau:
Về việc chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân đối với người đã bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành án mà có đủ các Điều kiện quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 40 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13
...
5. Đối với người bị kết án tử hình thuộc trường hợp hướng dẫn tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm chủ trì, phối hợp với Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp rà soát, báo cáo ngay Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân.
Như vậy, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm đối với với người bị kết án tử hình chủ trì, phối hợp với Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp rà soát, báo cáo ngay Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về trường hợp được chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân.
Và, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân.
Ai có thẩm quyền ra quyết định chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân? (Hình từ Internet)
Những tội nào được chuyển từ hình phạt tử hình thành tù chung thân?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐTP như sau:
Về việc chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân đối với người đã bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành án mà có đủ các Điều kiện quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 40 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13
1. Kể từ ngày 09 tháng 12 năm 2015, người đã bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ và bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa thi hành án tử hình mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân:
a) Sau khi bị kết án, người bị kết án tử hình đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, Điều tra, xử lý tội phạm;
b) Sau khi bị kết án, người bị kết án tử hình đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và lập công lớn.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại điểm c khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tử hình
...
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
...
Như vậy, trường hợp đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định, những tội được chuyển từ hình phạt tử hình thành tù chung thân bao gồm:
+ Tội tham ô tài sản quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015;
+ Tội nhận hối lộ quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015.
Chủ động nộp lại tài sản tài sản tham ô, nhận hối lộ để được chuyển từ hình phạt tử hình thành tù chung thân được hiểu như thế nào?
Chủ động nộp lại tài sản tài sản tham ô, nhận hối lộ để được chuyển từ hình phạt tử hình thành tù chung thân được hướng dẫn bởi Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 01/2016/NQ-HĐTP như sau:
Về việc chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân đối với người đã bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành án mà có đủ các Điều kiện quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 40 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13
...
2. “Chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ” là sau khi bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ, người bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ hoặc người bị kết án đã tích cực tác động để cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em và những người khác khắc phục hậu quả và những người này đã thực hiện việc nộp lại ít nhất ba phần tư giá trị tài sản mà người bị kết án đã tham ô, nhận hối lộ.
...
Như vậy, chủ động nộp lại tài sản tài sản tham ô, nhận hối lộ để được chuyển từ hình phạt tử hình thành tù chung thân là sau khi bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ, người bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ.
Hoặc người bị kết án đã tích cực tác động để cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em và những người khác khắc phục hậu quả và những người này đã thực hiện việc nộp lại ít nhất ba phần tư giá trị tài sản mà người bị kết án đã tham ô, nhận hối lộ.
Nguyễn Bình An
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tù chung thân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
- Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo nhà chung cư phải có chỉ tiêu nào? Có thể lập quy hoạch đồng thời với đánh giá chất lượng nhà chung cư không?
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?