Ai có thể đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn? Nội dung đề nghị có gì?
- Ai có thể đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn?
- Văn bản đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có nội dung gì?
- Sau khi nhận được văn bản đề nghị việc xem xét, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì phải làm gì tiếp theo?
Ai có thể đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 5 Nghị định này do Trưởng Công an cấp xã tự lập hoặc trên cơ sở đề nghị của những người sau đây:
a) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở;
b) Đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người vi phạm đang làm việc hoặc học tập;
c) Đại diện đơn vị dân cư ở cơ sở gồm: Tổ trưởng Tổ dân phố, Trưởng thôn, ấp, bản, buôn, làng, phum, sóc và các đơn vị tương đương.
Theo đó người có quyền đề nghị gồm có:
- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở;
- Đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người vi phạm đang làm việc hoặc học tập;
- Đại diện đơn vị dân cư ở cơ sở gồm: Tổ trưởng Tổ dân phố, Trưởng thôn, ấp, bản, buôn, làng, phum, sóc và các đơn vị tương đương.
Ai có thể đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn? Nội dung đề nghị có gì? (Hình từ INternet)
Văn bản đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có nội dung gì?
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 13 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
...
2. Đề nghị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được lập thành văn bản và gửi đến Trưởng Công an cấp xã. Người đề nghị phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin trong văn bản đề nghị quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Nội dung của văn bản đề nghị phải ghi rõ địa danh, ngày, tháng, năm; họ, tên và tên cơ quan, tổ chức của người đề nghị; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, nhân thân của người vi phạm; hành vi vi phạm, nơi thực hiện hành vi vi phạm, lý do đề nghị, tài liệu liên quan (nếu có); chữ ký của người đề nghị.
Theo đó nội dung của văn bản đề nghị phải ghi rõ địa danh, ngày, tháng, năm; họ, tên và tên cơ quan, tổ chức của người đề nghị; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, nhân thân của người vi phạm; hành vi vi phạm, nơi thực hiện hành vi vi phạm, lý do đề nghị, tài liệu liên quan (nếu có); chữ ký của người đề nghị.
Sau khi nhận được văn bản đề nghị việc xem xét, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì phải làm gì tiếp theo?
Tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định việc xem xét lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thực hiện như sau:
- Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm kiểm tra các thông tin về hành vi vi phạm và nhân thân người vi phạm.
- Trường hợp người bị đề nghị là người chưa thành niên, thì tham khảo ý kiến của công chức văn hóa - xã hội chuyên trách theo dõi về lao động - thương binh và xã hội, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, cộng tác viên công tác xã hội hoặc cộng tác viên bảo vệ trẻ em (nếu có) và đại diện đơn vị dân cư ở cơ sở về đặc điểm và hoàn cảnh gia đình của người chưa thành niên;
- Trưởng Công an cấp xã không chấp nhận đề nghị lập hồ sơ nếu văn bản đề nghị không đúng đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ và điểm e khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2021/NĐ-CP hoặc sự việc đang trong quá trình hòa giải hoặc đã hòa giải thành theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Trường hợp không chấp nhận đề nghị lập hồ sơ, thì Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến người đề nghị ngay sau khi hết thời hạn kiểm tra các thông tin về hành vi vi phạm và nhân thân người vi phạm theo quy định tại điểm a khoản này;
- Trường hợp chấp nhận đề nghị lập hồ sơ, Trường Công an cấp xã tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và thông báo bằng văn bản cho người đề nghị về việc chấp nhận lập hồ sơ đề nghị.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biện pháp giáo dục có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biểu thuế nhập khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế được sửa đổi bởi Nghị định 144/2024 áp dụng từ 16 12 thế nào?
- Ngân hàng nhà nước khi có nhu cầu gia công vàng miếng SJC có phải gửi văn bản yêu cầu gia công không?
- Năm ngân sách kết thúc vào ngày nào? Khi kết thúc năm ngân sách, ngân sách cấp trên hỗ trợ ngân sách địa phương trong trường hợp nào?
- Mẫu quy chế văn hóa doanh nghiệp? Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam là ngày mấy? Mục đích tổ chức Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam?
- Giá điện năng thị trường là gì? Giá thị trường áp dụng cho đơn vị phát điện trực tiếp giao dịch quy định như thế nào?