Ai có thể được lựa chọn làm người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số? Điều kiện bình chọn người có uy tín là gì?

Cho tôi hỏi ai là người có thể được lựa chọn làm người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số? Điều kiện bình chọn người có uy tín là gì? Việc bình chọn, công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện bao lâu một lần? Thủ tục công nhận thế nào? Câu hỏi của anh Tuân (Kon Tum).

Ai có thể được lựa chọn làm người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số?

Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Quyết định 12/2018/NĐ-CP thì người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được lựa chọn từ các đối tượng sau:

(1) Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang theo quy định của pháp luật hiện hành có quá trình công tác lâu năm, có cống hiến cho dân tộc, đất nước đã nghỉ công tác;

(2) Già làng, trưởng thôn, trưởng dòng họ hoặc những người thường được đồng bào dân tộc thiểu số mời thực hiện các nghi lễ cầu cúng cho gia đình, dòng họ, bản làng;

(3) Chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số (Phật giáo, Hồi giáo, Tin lành, Công giáo,...);

(4) Nhân sỹ, trí thức, doanh nhân, nhà giáo, người hành nghề chữa bệnh giỏi hoặc người có Điều kiện kinh tế thường giúp đỡ và được đồng bào tín nhiệm.

Đồng thời người được lựa chọn còn phải đáp ứng được các tiêu chí sau:

- Là công dân Việt Nam, không phân biệt thành Phần dân tộc, cư trú hợp pháp tại Việt Nam;

- Bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;

- Là người tiêu biểu, có nhiều công lao, đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc;

- Hiểu biết về văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc; có mối liên hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng trong dòng họ, dân tộc và cộng đồng dân cư;

- Có khả năng quy tụ, tập hợp đồng bào dân tộc thiểu số trong phạm vi nhất định bằng lời nói, qua việc làm, được người dân trong cộng đồng tín nhiệm, tin tưởng, nghe và làm theo.

người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (Hình từ Internet)

Điều kiện để bình chọn người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Quyết định 12/2018/QĐ-TTg có nêu về điều kiện bình chọn người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số như sau:

- Mỗi thôn thuộc vùng dân tộc thiểu số có ít nhất 1/3 số hộ gia đình hoặc số nhân khẩu là người dân tộc thiểu số được bình chọn 01 (một) người có uy tín;

- Trường hợp thôn không đủ điều kiện nêu trên hoặc có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, căn cứ tình hình thực tế và đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định số lượng người có uy tín được bình chọn, nhưng tổng số người có uy tín được bình chọn không vượt quá tổng số thôn của vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Việc bình chọn, công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện bao lâu một lần? Thủ tục công nhận thế nào?

Người có uy tín được bình chọn, công nhận 05 năm một lần, được thực hiện trong Quý IV và hoàn thành trước 15 tháng 12 của năm bình chọn theo trình tự được quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định 12/2018/QĐ-TTg, cụ thể như sau:

Thủ tục công nhận và đưa ra khỏi danh sách người có uy tín
1. Công nhận người có uy tín
Người có uy tín được bình chọn, công nhận 05 năm một lần, được thực hiện trong Quý IV và hoàn thành trước 15 tháng 12 của năm bình chọn theo trình tự sau:
a) Trưởng thôn tổ chức họp thôn (có sự tham gia của ít nhất 2/3 số hộ gia đình trong thôn) phổ biến về nội dung chính sách, tiêu chí, Điều kiện bình chọn người có uy tín quy định tại Điều 4 Quyết định này và đề cử người có uy tín (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này) gửi Trưởng ban công tác mặt trận thôn.
Trưởng ban công tác mặt trận thôn tổ chức họp liên tịch (có sự tham gia của đại diện Chi ủy, chính quyền, Ban công tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và đại diện hộ dân trong thôn), lập danh sách đề nghị công nhận người có uy tín gửi Ủy ban nhân dân cấp xã (01 bộ hồ sơ gồm: văn bản đề nghị và biên bản họp liên tịch theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này);
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của thôn, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, kiểm tra và lập hồ sơ (01 bộ gồm: văn bản đề nghị kèm theo danh sách và biên bản theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này) gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của các xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và lập hồ sơ (01 bộ gồm: văn bản đề nghị, danh sách theo Mẫu số 04 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này và bản tổng hợp hồ sơ đề nghị của các xã) gửi cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của các huyện, cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh tổng hợp, thống nhất với cơ quan công an cấp tỉnh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các ngành chức năng liên quan hoàn thiện hồ sơ (01 bộ gồm: tờ trình, danh sách đề nghị công nhận người có uy tín theo Mẫu số 04 tại Phụ lục kèm theo Quyết định này và bản tổng hợp hồ sơ đề nghị của các huyện), trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh sách người có uy tín trên địa bàn tỉnh.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đồng bào dân tộc thiểu số

Ngô Diễm Quỳnh

Đồng bào dân tộc thiểu số
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đồng bào dân tộc thiểu số có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đồng bào dân tộc thiểu số
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đồng bào dân tộc thiểu số có được tặng cho quyền sử dụng đất đối với phần đất được nhà giao cho sử dụng hay không?
Pháp luật
Nhà nước có chính sách tạo điều kiện tiếp cận nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc miền núi hay không?
Pháp luật
Đồng bào dân tộc thiểu số được Nhà nước cho thuê đất có được thế chấp quyền sử dụng đất ở ngân hàng không?
Pháp luật
Việc mai táng đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại cơ sơ tôn giáo phải đáp ứng những yêu cầu nào về bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là người đồng bào dân tộc thiểu số có được dùng tiếng dân tộc mình trong phiên tòa không?
Pháp luật
Danh sách thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Công văn 1960/UBDT-CSDT 2023?
Pháp luật
Danh sách xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi sau sáp nhập, thành lập mới tại Công văn 1960/UBDT-CSDT?
Pháp luật
Cá nhân, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với phần đất được Nhà nước giao cho không?
Pháp luật
Có được giảm tiền sử dụng đất đối với trường hợp người đồng bào dân tộc thiểu số được Nhà nước giao đất ở có thu tiền sử dụng đất không?
Pháp luật
Cơ quan chủ trì quản lý Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 là Ủy ban Dân tộc phải không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào