Cơ quan chủ trì quản lý Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 là Ủy ban Dân tộc phải không?
- Thực hiện Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 phải đảm bảo nguyên tắc và giải pháp gì?
- Ủy ban Dân tộc là cơ quan chủ trì quản lý Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gia đoạn 2021-2025 phải không?
- Trong Chương tình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì việc thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em thuộc dự án nào?
Thực hiện Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 phải đảm bảo nguyên tắc và giải pháp gì?
Theo Mục V.1 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2021, theo nguyên tắc và giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình có quy định như sau:
- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn nhất.
- Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số.
- Ưu tiên sử dụng các cấu kiện xây dựng theo mô-đun (module) lắp ghép bảo đảm thi công nhanh, giảm chi phí phục vụ các công trình. Ưu tiên các công trình sử dụng nguyên vật liệu địa phương và sử dụng lao động tại chỗ để tạo thêm sinh kế cho người dân.
- Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc, các vùng miền gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.
- Hài hòa các cơ chế, quy trình áp dụng thống nhất trong các dự án, tiểu dự án của Chương trình; ưu tiên lựa chọn các nội dung đầu tư có định mức cao hơn để tổ chức thực hiện đối với các đối tượng thụ hưởng; đảm bảo nguyên tắc không trùng lắp giữa các hoạt động, nội dung đầu tư của các Dự án, Tiểu dự án thuộc Chương trình đối với cùng một địa bàn, cùng một đối tượng thụ hưởng.
- Tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành. Phòng, chống, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong quá trình thực hiện Chương trình.
Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Hình từ Internet)
Ủy ban Dân tộc là cơ quan chủ trì quản lý Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gia đoạn 2021-2025 phải không?
Cụ thể tại tiểu mục a Mục VI.1 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 được ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2021 có quy định về trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc về Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như sau:
PHÂN CÔNG QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương:
a) Ủy ban Dân tộc
- Là cơ quan chủ trì quản lý Chương trình; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và quy định tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình hằng năm và giai đoạn 5 năm, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 10 năm 2021;
- Tổng hợp, đề xuất kế hoạch và dự kiến phương án phân bổ vốn ngân sách Trung ương để thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định;
- Trong quá trình thực hiện Chương trình chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan và địa phương có liên quan tiếp tục rà soát, lựa chọn các nội dung/hoạt động đầu tư/hỗ trợ, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, tránh trùng lắp với các chương trình, dự án khác và các hoạt động thường xuyên của các bộ, ngành, địa phương bảo đảm hiệu quả thực hiện Chương trình;
- Theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao thực hiện rà soát, quyết định hoặc hướng dẫn các đơn giá, định mức hỗ trợ, đầu tư, bảo đảm phù hợp và tuân thủ quy định của pháp luật để làm căn cứ triển khai thực hiện Chương trình;
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung cho Chương trình theo chủ trương đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết số 120/2020/QH14, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Chủ trì xây dựng phương án giao chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ cụ thể hằng năm, giai đoạn 5 năm để thực hiện Chương trình cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp; nghiên cứu, đề xuất cơ chế thưởng công trình phúc lợi cho các địa phương tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
- Chủ trì xây dựng, hướng dẫn các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương thực hiện hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2021- 2025 và kế hoạch hằng năm sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để hoàn thành các mục tiêu của Chương trình;
- Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành thực hiện các giải pháp để tăng cường công tác phối hợp và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong tổ chức thực hiện Chương trình;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, định kỳ, đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình của các địa phương.
Như vậy đối chiếu với quy định trên thì Ủy ban Dân tộc là cơ quan chủ trì quản lý thực hiện Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Ngoài ra, cơ quan còn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo quy định.
Trong Chương tình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì việc thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em thuộc dự án nào?
Tại tiểu mục 8 Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 được ban hành kèm theo Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2021 quy định thì:
Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
- Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
- Đối tượng: Phụ nữ và trẻ em gái tại các xã và thôn đặc biệt khó khăn, ưu tiên phụ nữ và trẻ em gái là người dân tộc thiểu số trong các hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục, di cư lao động không an toàn/lấy chồng nước ngoài trở về, người khuyết tật.
- Nội dung:
+ Hoạt động tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em:
. Xây dựng các nhóm truyền thông tiên phong thay đổi trong cộng đồng;
. Thực hiện các chiến dịch truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em;
. Hội thi/liên hoan các mô hình sáng tạo và hiệu quả trong xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình và mua bán phụ nữ và trẻ em;
.Triển khai 04 gói hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khoẻ trẻ em.
+ Xây dựng và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em:
. Phát triển và nhân rộng mô hình tiết kiệm và tín dụng tự quản để tăng cường tiếp cận tín dụng, cải thiện cơ hội sinh kế, tạo cơ hội tạo thu nhập và lồng ghép giới;
. Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số;
. Thí điểm và nhân rộng mô hình địa chỉ an toàn hỗ trợ bảo vệ phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình;
. Thí điểm và nhân rộng mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế, hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người.
+ Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện; hỗ trợ phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị:
. Đảm bảo tiếng nói và vai trò của phụ nữ trong các vấn đề kinh tế - xã hội tại địa phương;
. Đảm bảo tiếng nói và vai trò của trẻ em gái trong phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng thông qua mô hình Câu lạc bộ “thủ lĩnh của sự thay đổi”;
. Công tác giám sát và đánh giá về thực hiện bình đẳng giới trong thực hiện Chương trình;
. Nâng cao năng lực của phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia ứng cử, vận động bầu cử vào các cơ quan dân cử.
+ Trang bị kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trong cộng đồng:
. Xây dựng chương trình phát triển năng lực thực hiện bình đẳng giới;
. Xây dựng đội ngũ giảng viên nguồn về lồng ghép giới;
. Thực hiện các hoạt động phát triển năng lực cho các cấp;
. Đánh giá kết quả hoạt động phát triển năng lực.
- Phân công thực hiện:
+ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì tổ chức thực hiện, phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành xây dựng văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện Dự án.
+ Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc hướng dẫn định mức chi, nội dung thanh, quyết toán nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Dự án.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện Dự án trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án theo định kỳ, đột xuất.
- Nhu cầu vốn và dự kiến nguồn vốn để thực hiện Dự án 8: 2.387,812 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách trung ương: 2.382,427 tỷ đồng (vốn sự nghiệp);
+ Ngân sách địa phương: 5,385 tỷ đồng.
Theo đó, về việc thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em của Chương trình thuộc dự án số 8.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đồng bào dân tộc thiểu số có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?