Ai được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng? Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng có quyền và nghĩa vụ gì?
Ai được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng?
Tại Điều 63 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định đối tượng, hình thức chi trả và quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng như sau:
- Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng bao gồm:
+ Chủ rừng được quy định tại Điều 8 của Luật này;
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hợp đồng nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật.
- Đối tượng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:
+ Cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối, điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện;
+ Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch;
+ Cơ sở sản xuất công nghiệp phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất công nghiệp;
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng;
+ Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn phải chi trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng;
+ Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải chi trả tiền dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng cho nuôi trồng thủy sản;
+ Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
- Hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng được quy định như sau:
+ Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
+ Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
+ Nhà nước khuyến khích áp dụng chi trả trực tiếp cho tất cả các trường hợp nếu bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tự thỏa thuận trên cơ sở mức tiền chi trả dịch vụ do Chính phủ quy định.
- Việc quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng được thực hiện như sau:
+ Xác định tổng số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng;
+ Xác định mức chi trả dịch vụ môi trường rừng;
+ Xác định đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng;
+ Xác định hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng;
+ Lập kế hoạch thu, chi dịch vụ môi trường rừng;
+ Xác định trường hợp được miễn, giảm nộp tiền dịch vụ môi trường rừng;
+ Tổ chức chi trả dịch vụ môi trường rừng;
+ Kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.
- Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả dịch vụ môi trường rừng và điều chỉnh, miễn, giảm mức chi trả dịch vụ môi trường rừng; quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng.
Theo quy định trên thì đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường gồm: chủ rừng được quy định tại Điều 8 của Luật này; Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hợp đồng nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập; Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật.
Ai được chi trả dịch vụ môi trường rừng?
Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng có quyền và nghĩa vụ gì?
Theo Điều 65 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng như sau:
- Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng có quyền sau đây:
+ Yêu cầu chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;
+ Được cung cấp thông tin về giá trị dịch vụ môi trường rừng;
+ Tham gia vào việc xây dựng kế hoạch, lập hồ sơ phục vụ chi trả, kiểm tra quá trình thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng của cơ quan quản lý nhà nước và của quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
- Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng có nghĩa vụ sau đây:
+ Phải bảo đảm diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng được bảo vệ và phát triển theo quy hoạch, kế hoạch quản lý đối với từng loại rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng được bảo vệ và phát triển theo hợp đồng khoán đã ký với chủ rừng;
+ Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập phải quản lý, sử dụng số tiền được chi trả theo quy định của pháp luật.
Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 64 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng như sau:
- Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có quyền sau đây:
+ Được thông báo về tình hình thực hiện, kết quả bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng; thông báo về diện tích, chất lượng và trạng thái rừng ở khu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
+ Được quỹ bảo vệ và phát triển rừng thông báo kết quả chi trả ủy thác tiền dịch vụ môi trường rừng đến bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
+ Tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu kết quả bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng;
+ Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc điều chỉnh tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng không bảo đảm đúng diện tích rừng hoặc làm suy giảm chất lượng, trạng thái rừng mà bên sử dụng dịch vụ đã chi trả số tiền tương ứng.
- Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng có nghĩa vụ sau đây:
+ Ký hợp đồng, kê khai số tiền dịch vụ môi trường rừng phải chi trả ủy thác vào quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
+ Trả tiền dịch vụ môi trường rừng đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng cho chủ rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp hoặc cho quỹ bảo vệ và phát triển rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp.
Lê Trần Quang Nhật
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Môi trường rừng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?