Ai được tham gia thương lượng về việc bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bồi thường của Bộ Khoa học và Công nghệ?

Cho tôi hỏi thành phần tham gia thương lượng về việc bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bồi thường của Bộ Khoa học và Công nghệ gồm những ai? Người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường có được thỏa thuận kéo dài thời hạn thương lượng không? Câu hỏi của chị Uyên từ Bình Định.

Địa điểm thương lượng về việc bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bồi thường của Bộ Khoa học và Công do ai quyết định?

Căn cứ khoản 1 Điều 10 Quy trình giải quyết đơn yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm bồi thường của Nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 3408/QĐ-BKHCN năm 2021 quy định về tổ chức thương lượng như sau:

Tổ chức thương lượng
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại người giải quyết bồi thường thống nhất với người yêu cầu bồi thường về thời gian, địa điểm thương lượng.
Các bên có thể thống nhất thương lượng tại một trong các địa điểm sau đây:
a) Tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường cư trú (đối với cá nhân) hoặc đặt trụ sở (đối với tổ chức);
b) Tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ;
c) Tại địa điểm khác (trong trường hợp các bên có thỏa thuận khác).
2. Thời hạn thương lượng là 10 ngày, kể từ ngày bắt đầu thương lượng. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng tối đa là 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu thương lượng.
...

Như vậy, theo quy định thì địa điểm thương lượng về việc bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bồi thường của Bộ Khoa học và Công do người giải quyết bồi thường thống nhất với người yêu cầu bồi thường.

Các bên có thể thống nhất thương lượng tại một trong các địa điểm sau đây:

(1) Tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường cư trú (đối với cá nhân) hoặc đặt trụ sở (đối với tổ chức);

(2) Tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ;

(2) Tại địa điểm khác (trong trường hợp các bên có thỏa thuận khác).

Thành phần tham gia thương lượng về việc bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bồi thường của Bộ Khoa học và Công nghệ gồm những ai?

Địa điểm thương lượng về việc bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bồi thường của Bộ Khoa học và Công do ai quyết định? (Hình từ Internet)

Người yêu cầu bồi thường thiệt hại và người giải quyết bồi thường có được thỏa thuận kéo dài thời hạn thương lượng không?

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy trình giải quyết đơn yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm bồi thường của Nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 3408/QĐ-BKHCN năm 2021 quy định về tổ chức thương lượng như sau:

Tổ chức thương lượng
...
2. Thời hạn thương lượng là 10 ngày, kể từ ngày bắt đầu thương lượng. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng tối đa là 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu thương lượng.
Người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thương lượng nhưng không quá 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này. Việc thỏa thuận kéo dài thời hạn thương lượng phải được ghi vào biên bản thương lượng.
...

Như vậy, theo quy định thì người yêu cầu bồi thường thiệt hại và người giải quyết bồi thường có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thương lượng nhưng không quá 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định.

Thành phần tham gia thương lượng về việc bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bồi thường của Bộ Khoa học và Công nghệ gồm những ai?

Căn cứ khoản 3 Điều 10 Quy trình giải quyết đơn yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm bồi thường của Nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 3408/QĐ-BKHCN năm 2021 quy định về tổ chức thương lượng như sau:

Tổ chức thương lượng
...
3. Thành phần tham gia thương lượng việc bồi thường bao gồm:
a) Đại diện Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thương lượng việc bồi thường;
b) Người giải quyết bồi thường;
c) Người yêu cầu bồi thường, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
d) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP;
đ) Đại diện cơ quan tài chính cùng cấp, người thi hành công vụ gây thiệt hại, cá nhân, tổ chức khác trong trường hợp cần thiết theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP;
4. Việc thương lượng được thực hiện theo các bước sau đây:
a) Người yêu cầu bồi thường trình bày ý kiến về yêu cầu bồi thường của mình và cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có);
...

Như vậy, thành phần tham gia thương lượng việc bồi thường thiệt hại bao gồm:

(1) Đại diện Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thương lượng việc bồi thường;

(2) Người giải quyết bồi thường;

(3) Người yêu cầu bồi thường, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu bồi thường;

(4) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước;

(5) Đại diện cơ quan tài chính cùng cấp, người thi hành công vụ gây thiệt hại, cá nhân, tổ chức khác trong trường hợp cần thiết.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bồi thường thiệt hại

Nguyễn Thị Hậu

Bồi thường thiệt hại
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bồi thường thiệt hại có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi thường thiệt hại
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ảnh chụp lén là gì? Người bị chụp ảnh lén có thể yêu cầu bồi thường những khoản thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm?
Pháp luật
Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông? Các thiệt hại về tài sản và sức khỏe bị xâm phạm do tai nạn giao thông là gì?
Pháp luật
Xe khách gây tai nạn giao thông, thì hãng xe khách hay tài xế sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Pháp luật
Xe ô tô 4 chỗ gây tai nạn làm nạn nhân tử vong tại chỗ thì phải bồi thường thiệt hại bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Sự kiện bất khả kháng là gì? Có phải bồi thường thiệt hại khi thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng không?
Pháp luật
Điện lực có phải bồi thường thiệt hại do chập điện làm cháy nhiều thiết bị của người dân không? Nếu có thì sẽ bồi thường thiệt hại đối với những tài sản nào?
Pháp luật
Khi nào được yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định đối với bị đơn trong vụ án dân sự?
Pháp luật
Bị cáo là đồng phạm trong vụ án hình sự có yêu cầu bồi thường thiệt hại nhưng chết trước khi xét xử thì Tòa án xử lý sao?
Pháp luật
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự có đồng phạm hiện nay được giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng thì người bán hàng và người sản xuất hàng hóa có cần phải bồi thường không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào