Xe khách gây tai nạn giao thông, thì hãng xe khách hay tài xế sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
- Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Tài xế đang thực hiện công việc được giao (trong ca làm việc) thì ai sẽ là bên bồi thường?
- Tài xế đang không thực hiện công việc được giao (sử dụng xe vào mục đích cá nhân hoặc ngoài ca làm việc) thì người tài xế đã gây tai nạn nên có trách nhiệm bồi thường
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Giả sử hành vi của tài xế taxi không vi phạm pháp luật hình sự trong trường hợp này và người bị thiệt hại không vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ dẫn đến va chạm với người tài xế taxi.
Xe khách gây tai nạn giao thông, hãng xe khách hay tài xế phải chịu trách nhiệm bồi thường?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Hành vi đâm vào chị gái của tài xế xe khách nói trên đã gây thiệt hại về sức khỏe đối với chị gái bạn (khiến chị gái bạn gãy tay phải vào viện điều trị). Do đó hành vi này được coi là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Vào thời điểm hành vi gây thiệt hại xảy ra, tài xế xe khách vẫn là nhân viên thuộc quyền quản lý của hãng xe H đó. Như vậy sẽ xảy ra 02 trường hợp dưới dây.
Tài xế đang thực hiện công việc được giao (trong ca làm việc) thì ai sẽ là bên bồi thường?
Tài xế đang thực hiện công việc được giao (trong ca làm việc) thì hãng xe H sẽ là bên bồi thường theo quy định tại Điều 600 Bộ luật Dân sự 2015:
“Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.
Theo đó, tài xế đang thực hiện công việc được giao (trong ca làm việc) thì hãng xe sẽ là bên bồi thường.
Tài xế đang không thực hiện công việc được giao (sử dụng xe vào mục đích cá nhân hoặc ngoài ca làm việc) thì người tài xế đã gây tai nạn nên có trách nhiệm bồi thường
Bởi vì tài xế đang không thực hiện công việc được giao (sử dụng xe vào mục đích cá nhân hoặc ngoài ca làm việc) thì người tài xế đã gây tai nạn nên có trách nhiệm bồi thường cho chị gái bạn theo khoản 2 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
- Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
- Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
+ Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Như vậy, với trường hợp này, việc xác định tài xế taxi hay hãng taxi có trách nhiệm bồi thường đối với vụ tai nạn sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp theo phân tích ở trên.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bồi thường thiệt hại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức Bộ Tư pháp mới nhất? Tiêu chí chung về đánh giá xếp loại chất lượng công chức?
- Ngày 18 11 năm 2024 có ý nghĩa gì? Ngày 18 11 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch?
- Thủ tục chuyển đổi công năng nhà ở đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?