Ai là chủ sở hữu Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam? Chủ sở hữu có quyền hạn và nghĩa vụ gì đối với Tập đoàn?
Ai là chủ sở hữu Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam?
Theo Điều 9 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 28/2014/NĐ-CP quy định về chủ sở hữu như sau:
Chủ sở hữu
1. Nhà nước là chủ sở hữu đối với Tập đoàn. Chính phủ thống nhất quản lý và thực hiện chức năng của chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn.
2. Chính phủ trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan thực hiện một số quyền của chủ sở hữu.
Theo đó, Nhà nước là chủ sở hữu đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Hình từ Internet)
Chủ sở hữu có những quyền hạn gì đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam?
Theo khoản 1 Điều 10 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 28/2014/NĐ-CP quy định về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tập đoàn như sau:
Quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tập đoàn
1. Quyền của chủ sở hữu đối với Tập đoàn
a) Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản; góp vốn vào doanh nghiệp khác;
b) Ban hành Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ;
c) Quyết định đầu tư vốn điều lệ; điều chỉnh, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ;
d) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý Tập đoàn; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc Tập đoàn;
đ) Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển;
e) Phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay;
g) Quy định chế độ tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; phê duyệt báo cáo tài chính hằng năm;
h) Quy định chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng; quyết định mức lương đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc Tập đoàn;
i) Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; quy định cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế;
k) Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh; quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn của công ty. Đánh giá Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tập đoàn.
...
Theo đó, đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, chủ sở hữu Nhà nước có những quyền hạn như sau:
- Quyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể và yêu cầu phá sản; góp vốn vào doanh nghiệp khác;
- Ban hành Điều lệ, sửa đổi và bổ sung Điều lệ;
- Quyết định đầu tư vốn điều lệ; điều chỉnh, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ;
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý Tập đoàn; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc Tập đoàn;
- Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển;
- Phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay;
- Quy định chế độ tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ; phê duyệt báo cáo tài chính hằng năm;
- Quy định chế độ tuyển dụng, tiền lương, tiền thưởng; quyết định mức lương đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc Tập đoàn;
- Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; quy định cơ chế giao nhiệm vụ và tham gia thực hiện việc cung cấp và bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế;
- Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật; đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh; quản lý, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn của công ty. Đánh giá Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tập đoàn.
Chủ sở hữu có những nghĩa vụ gì đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam?
Theo khoản 2 Điều 10 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 28/2014/NĐ-CP quy định về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tập đoàn như sau:
Quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tập đoàn
...
2. Nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Tập đoàn
a) Đầu tư đủ vốn điều lệ cho Tập đoàn;
b) Thực hiện đúng các quy định tại Điều lệ của Tập đoàn liên quan đến chủ sở hữu;
c) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Tập đoàn trong phạm vi số vốn điều lệ của Tập đoàn; xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu nhà nước và tài sản của Tập đoàn;
d) Tuân thủ pháp luật khi phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay, thuê và cho thuê theo thẩm quyền của Tập đoàn;
đ) Bảo đảm quyền kinh doanh theo pháp luật của Tập đoàn;
e) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, chủ sở hữu Nhà nước có những nghĩa vụ như sau:
- Đầu tư đủ vốn điều lệ cho Tập đoàn;
- Thực hiện đúng các quy định tại Điều lệ của Tập đoàn liên quan đến chủ sở hữu;
- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Tập đoàn trong phạm vi số vốn điều lệ của Tập đoàn; xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu nhà nước và tài sản của Tập đoàn;
- Tuân thủ pháp luật khi phê duyệt chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay, thuê và cho thuê theo thẩm quyền của Tập đoàn;
- Bảo đảm quyền kinh doanh theo pháp luật của Tập đoàn;
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tập đoàn Công nghiệp Cao su có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?