Ăn chặn tiền ăn của vận động viên đội tuyển trẻ quốc gia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tiền ăn của vận động viên đội tuyển trẻ quốc gia là bao nhiêu một ngày theo quy định hiện nay?
Nội dung và mức chi thực hiện chế độ dinh dưỡng quy định tại Điều 3 Thông tư 86/2020/TT-BTC như sau:
(1) Tập huấn
- Tiền ăn của vận đồng viên đội tuyển trẻ quốc gia tập huấn trong nước là 320.000 đồng/ngày.
- Vận đồng viên đội tuyển trẻ quốc gia tập huấn ở nước ngoài sẽ được tính theo chế độ bữa ăn hàng ngày theo thư mời hoặc hợp đồng ký kết giữa cơ quan quản lý vận động viên ở trong nước với cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
(2) Trong thi đấu
- Tiền ăn của vận đồng viên đội tuyển trẻ quốc gia trong thời gian tập trung thi đấu tại các giải thể thao thành tích cao quy định tại Khoản 2, 4, 5, 6, 7 Điều 37 Luật Thể dục thể thao năm 2006 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018 là 320.000 đồng/ngày.
- Trong thời gian tập trung thi đấu tại các giải thể thao thành tích cao quy định tại Khoản 1, 3 Điều 37 Luật Thể dục thể thao năm 2006 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2018, vận động viên được hưởng mức chi thực hiện chế độ dinh dưỡng theo quy định của Điều lệ tổ chức giải.
(3) Ngoài các chế độ dinh dưỡng trên thì vận động viên còn được hưởng mức chi đặc thù khác như:
- Vận động viên được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia để chuẩn bị tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á, Đại hội thể thao châu Á và Đại hội thể thao Olympic được hưởng chế độ dinh dưỡng 480.000 đồng/người/ngày trong thời gian không quá 90 ngày;
- Vận động viên được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia và có khả năng giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao châu Á, giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao Olympic trẻ, có khả năng đạt chuẩn tham dự Đại hội thể thao Olympic và huấn luyện viên, vận động viên tham dự Paralympic Games được hưởng chế độ dinh dưỡng 640.000 đồng/người/ngày.
Ăn chặn tiền ăn của vận động viên đội tuyển trẻ quốc gia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)
Ăn chặn tiền ăn của vận động viên đội tuyển trẻ quốc gia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 (bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Đối với hành vi ăn chặn tiền ăn của vận động viên thì có thể xét vào hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý của tội tham ô tài sản.
Tùy vào mức độ vi phạm mà mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân sẽ khác nhau, nhẹ nhất là từ 02 năm đến 07 năm tù.
Trường hợp nặng nhất, cá nhân có thể bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Kinh phí để chi cho chế độ dinh dưỡng của vận động viên đội tuyển trẻ quốc gia được lấy từ đâu?
Nguồn kinh phí thực hiện chế độ dinh dưỡng cho vận động viên được quy định tại Điều 2 Thông tư 86/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện
1. Nguồn ngân sách nhà nước:
a) Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với các huấn luyện viên, vận động viên thuộc đội tuyển quốc gia, đội tuyển trẻ quốc gia, đội tuyển cấp ngành, đội tuyển trẻ cấp ngành, tham dự Paralympic Games;
b) Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với các huấn luyện viên, vận động viên thuộc các đội tuyển cấp tỉnh, đội tuyển trẻ cấp tỉnh.
2. Nhà nước khuyến khích các Liên đoàn, Hiệp hội Thể thao quốc gia, các đơn vị quản lý huấn luyện viên, vận động viên và các tổ chức liên quan khai thác các nguồn thu hợp pháp khác để bổ sung thêm chế độ dinh dưỡng cho huấn luyện viên, vận động viên thể thao
Như vậy, kinh phí để chi cho chế độ dinh dưỡng của vận động viên đội tuyển trẻ quốc gia là từ ngân sách nhà nước.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vận động viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?