B bán nhà và đã giao sổ đỏ cho A, B làm giả sổ đỏ để tiếp tục bán nhà cho C, A đến tìm C để nói chuyện thì bị bắt và khởi tố về tội xâm phạm chỗ ở có hợp lý không?
- B bán nhà và đã giao sổ đỏ cho A, B làm giả sổ đỏ để tiếp tục bán nhà cho C thì giao dịch này xử lý như thế nào?
- B làm giả sổ đỏ để tiếp tục bán nhà cho C thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- A đến tìm C để nói chuyện về việc B làm giả sổ đỏ lừa C thì bị bắt và khởi tố về tội xâm phạm chỗ ở có hợp lý không?
B bán nhà và đã giao sổ đỏ cho A, B làm giả sổ đỏ để tiếp tục bán nhà cho C thì giao dịch này xử lý như thế nào?
Theo Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.
C bị B lừa bán nhà bằng sổ đỏ giả (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả) nên giao dịch dân sự này là giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối theo quy định trên.
Làm giả sổ đỏ để mua bán nhà (Hình từ Internet)
B làm giả sổ đỏ để tiếp tục bán nhà cho C thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Thì theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, điểm a khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định như sau:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
...
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, B đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tuỳ theo mức độ vi phạm và tính chất của vụ án mà B có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định trên.
A đến tìm C để nói chuyện về việc B làm giả sổ đỏ lừa C thì bị bắt và khởi tố về tội xâm phạm chỗ ở có hợp lý không?
A đến tìm C để nói chuyện về việc B làm giả sổ đỏ lừa C thì bị bắt và khởi tố về tội xâm phạm chỗ ở có hợp lý không, thì tại Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội xâm phạm chỗ ở của người khác
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;
d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Vì giao dịch mua bán nhà giữa B và C là vô hiêu do đó căn nhà này không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của C.
A mới là người cầm sổ đỏ thật. Nội dung câu hỏi chỉ nêu là A đến căn nhà gặp C để nói chuyện, không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 158 nêu trên. Do đó, không có căn cứ bắt và khởi tố A về tội xâm phạm chỗ ở của người khác.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mua bán nhà có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?