Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh được thành lập trong trường hợp nào? Thực hiện nhiệm vụ gì?
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh được thành lập trong trường hợp nào?
Theo Điều 2 Quyết định 16/2016/QĐ-TTg quy định như sau:
Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp
1. Khi dịch bệnh động vật được công bố theo quy định tại Điều 26 hoặc Điều 34 của Luật Thú y, Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thành lập và tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp.
2. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, khi dịch bệnh động vật được công bố theo quy định tại Điều 26 Luật Thú ý 2015 quy định công bố dịch bệnh động vật trên cạn và Điều 34 Luật Thú ý 2015 quy định công bố dịch bệnh động vật thủy sản thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thành lập và tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh.
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 4 Quyết định 16/2016/QĐ-TTg quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp
...
2. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp ở địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp trên địa bàn.
b) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp; kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp trên địa bàn.
c) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân phối hợp giữa các ban, ngành với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhằm huy động nguồn lực tham gia và hỗ trợ thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao.
Căn cứ trên quy định Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành có liên quan trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp trên địa bàn.
- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp; kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp trên địa bàn.
- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân phối hợp giữa các ban, ngành với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nhằm huy động nguồn lực tham gia và hỗ trợ thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật khẩn cấp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao.
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh được thành lập trong trường hợp nào? Thực hiện nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh là ai?
Theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 16/2016/QĐ-TTg quy định về thành phần Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh như sau:
Thành phần Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp
...
2. Thành phần Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh:
a) Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là Trưởng ban.
b) Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Y tế là Phó trưởng ban.
c) Các ủy viên:
- Đại diện lãnh đạo các Sở: Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Công an, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan của địa phương;
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh (đối với tỉnh có biên giới);
- Đại diện lãnh đạo: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Hội Nông dân và Hội Chữ thập đỏ.
d) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh.
...
Căn cứ trên quy định Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh là đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ngoài ra, thành phần Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh còn bao gồm:
- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Y tế là Phó trưởng ban.
- Các ủy viên:
+ Đại diện lãnh đạo các Sở: Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Công an, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan của địa phương;
+ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh (đối với tỉnh có biên giới);
+ Đại diện lãnh đạo: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Hội Nông dân và Hội Chữ thập đỏ.
- Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?