Giám sát dịch bệnh động vật là gì? Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật gồm những nội dung nào?
Giám sát dịch bệnh động vật là gì?
Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT thì giám sát dịch bệnh động vật là toàn bộ các hoạt động theo dõi, kiểm tra, đánh giá sức khỏe động vật trong suốt quá trình chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tại cơ sở, vùng để phát hiện, dự báo, cảnh báo sớm các nguy cơ, tác nhân gây bệnh và áp dụng kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật gồm những nội dung nào?
Nội dung trong kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Kế hoạch giám sát dịch bệnh
1. Xây dựng, rà soát, điều chỉnh kế hoạch giám sát dịch bệnh
a) Đối với cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh: Chủ cơ sở tổ chức xây dựng, phê duyệt và thực hiện, bảo đảm tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Thú y và các khoản 2, 3 và 4 Điều này; lưu giữ thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
b) Đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh: Ủy ban nhân dân theo phân công, phân cấp tổ chức xây dựng và thực hiện, bảo đảm tuân thủ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Luật Thú y và các khoản 2, 3 và 4 Điều này; lưu giữ thông tin, dữ liệu theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.
2. Kế hoạch giám sát dịch bệnh phải được xây dựng, thiết kế bảo đảm mục tiêu phát hiện có hoặc không có tác nhân gây bệnh đăng ký công nhận an toàn hoặc đánh giá mức độ đáp ứng miễn dịch sau tiêm phòng vắc xin của động vật nuôi đối với các bệnh đăng ký công nhận an toàn.
3. Nội dung kế hoạch giám sát dịch bệnh
a) Theo dõi, ghi chép tình trạng sức khỏe, các dấu hiệu động vật nghi mắc bệnh, các triệu chứng, bệnh tích của bệnh trong suốt quá trình nuôi;
b) Quy trình báo cáo dịch bệnh cho nhân viên thú y, chính quyền hoặc cơ quan thú y địa phương trong trường hợp nghi ngờ động vật mắc bệnh truyền nhiễm; kế hoạch lấy mẫu, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh và tổ chức điều tra dịch tễ, xác định nguyên nhân;
c) Giám sát tác nhân gây bệnh đăng ký công nhận an toàn, các dấu hiệu động vật nuôi đã bị nhiễm tác nhân gây bệnh hoặc các xét nghiệm khang định động vật nuôi đạt mức độ đáp ứng miễn dịch đối với các bệnh đăng ký công nhận an toàn;
d) Đối tượng giám sát: Động vật giống, động vật nuôi, động vật hoang dã mẫn cảm với bệnh đăng ký công nhận an toàn; vật chủ trung gian có khả năng mang tác nhân gây bệnh đăng ký công nhận an toàn. Đối với động vật thủy sản, ngoài các đối tượng lấy mẫu giám sát nêu trên phải bổ sung thêm mẫu giám sát là thức ăn tươi sống (nếu có) và nguồn nước cấp cho khu vực sản xuất;
đ) Địa điểm giám sát: Khu vực sản xuất, nơi cách ly động vật, nơi bảo quản thức ăn dùng cho động vật, nguồn cung cấp nước, khu vực có nguy cơ xuất hiện tác nhân gây bệnh;
e) Lấy mẫu và xét nghiệm mẫu giám sát: Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
...
Theo đó, kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật gồm những nội dung sau:
+ Theo dõi, ghi chép tình trạng sức khỏe, các dấu hiệu động vật nghi mắc bệnh, các triệu chứng, bệnh tích của bệnh trong suốt quá trình nuôi.
+ Quy trình báo cáo dịch bệnh cho nhân viên thú y, chính quyền hoặc cơ quan thú y địa phương trong trường hợp nghi ngờ động vật mắc bệnh truyền nhiễm; kế hoạch lấy mẫu, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh và tổ chức điều tra dịch tễ, xác định nguyên nhân.
+ Giám sát tác nhân gây bệnh đăng ký công nhận an toàn, các dấu hiệu động vật nuôi đã bị nhiễm tác nhân gây bệnh hoặc các xét nghiệm khang định động vật nuôi đạt mức độ đáp ứng miễn dịch đối với các bệnh đăng ký công nhận an toàn.
+ Đối tượng giám sát.
+ Địa điểm giám sát
+ Lấy mẫu và xét nghiệm mẫu giám sát.
Giám sát dịch bệnh động vật (Hình từ Internet)
Thời gian giám sát dịch bệnh động vật là bao lâu?
Việc giám sát dịch bệnh động vật được thực hiện trong thời gian được quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Kế hoạch giám sát dịch bệnh
...
4. Thời gian giám sát
a) Thời gian giám sát được tính từ ngày chủ cơ sở, Ủy ban nhân dân thực hiện kế hoạch giám sát dịch bệnh;
b) Thời gian giám sát đảm bảo tối thiểu 12 tháng (bao gồm cả thời gian nghỉ giữa các vụ nuôi trong năm) tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh.
Như vậy, thời gian giám sát dịch bệnh động vật phải đảm bảo tối thiểu 12 tháng (bao gồm cả thời gian nghỉ giữa các vụ nuôi trong năm) tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dịch bệnh động vật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?