Bán đấu giá cổ phần là gì? Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần có được mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa không?
Bán đấu giá cổ phần là gì?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 126/2017/NĐ-CP có giải thích bán đấu giá cổ phần là hình thức bán cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa công khai cho các đối tượng có sự cạnh tranh về giá.
Bán đấu giá cổ phần (Hình từ Internet)
Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần có được mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa không?
Căn cứ tại điểm d khoản 4 Điều 6 Nghị định 126/2017/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Nghị định 140/2020/NĐ-CP như sau:
Đối tượng và điều kiện mua cổ phần
1. Nhà đầu tư trong nước được quyền mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa với số lượng không hạn chế, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phần phải mở tài khoản tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối.
Nhà đầu tư nước ngoài được đặt cọc, ký quỹ bằng ngoại tệ chuyển khoản khi tham gia đấu giá mua cổ phần, phần vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Nhà đầu tư chiến lược:
a) Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có đủ các điều kiện sau:
- Có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật;
…
4. Các tổ chức, cá nhân không được mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa bao gồm:
a) Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc cổ phần hóa doanh nghiệp (trừ các thành viên là đại diện của doanh nghiệp);
b) Các tổ chức tài chính trung gian và các cá nhân thuộc tổ chức này tham gia vào việc thực hiện tư vấn cổ phần hóa, kiểm toán báo cáo tài chính và cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp (trừ các tổ chức bảo lãnh phát hành mua số cổ phần chưa phân phối hết theo hợp đồng bảo lãnh);
c) Các công ty con, công ty liên kết trong cùng Tập đoàn, Tổng công ty và tổ hợp công ty mẹ - công ty con;
d) Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần và các cá nhân thuộc tổ chức này có liên quan đến cuộc đấu giá;
đ) Người có liên quan theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014 của tổ chức và cá nhân quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản này.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần không được mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa.
Khi lập hồ sơ bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng thì doanh nghiệp cổ phần hóa lập đồng thời những hồ sơ nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 126/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2020/NĐ-CP, khoản 1 Điều 3 Nghị định 140/2020/NĐ-CP như sau:
Thực hiện công khai, minh bạch thông tin và niêm yết trên thị trường chứng khoán
…
2. Khi lập hồ sơ bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng, doanh nghiệp cổ phần hóa đồng thời phải lập hồ sơ đăng ký lưu ký và hồ sơ đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán. Việc niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thực hiện sau khi doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển đổi thành công ty cổ phần và đáp ứng các điều kiện niêm yết theo quy định của pháp luật chứng khoán.
3. Trong thời hạn tối đa 90 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn tất thủ tục đăng ký lưu ký cổ phiếu tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.
4. (Bãi bỏ).
5. Cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định việc cổ phần hóa đồng thời với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán trong phương án cổ phần hóa để công bố cho các nhà đầu tư biết trước khi bán cổ phần lần đầu.
Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa đồng thời niêm yết ngay trên Sở Giao dịch chứng khoán thì cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định khối lượng cổ phần đặt mua tối thiểu đối với số cổ phần bán ra công chúng trong phương án phát hành cổ phần lần đầu để doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa có đủ điều kiện niêm yết. Quy định mức đặt mua tối thiểu trong phương án phát hành cổ phần lần đầu không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
Như vậy, theo quy định trên thì ngoài hồ sơ bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng thì doanh nghiệp cổ phần hóa phải lập đồng thời hồ sơ đăng ký lưu ký và hồ sơ đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Mua cổ phần có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới nhất là mẫu nào? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội?
- Hướng dẫn 4705 về việc tuyển dụng và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 thế nào? Hướng dẫn tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2025?
- Mẫu Biên bản làm việc với Đảng viên xin ra khỏi Đảng? Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của chi bộ ở trường học mới nhất? Hướng dẫn cách viết báo cáo tổng kết?
- Tải về mẫu phiếu theo dõi việc sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ công chức file word mới nhất?