Ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật là trách nhiệm của ai? Thành phần Bộ Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật gồm những nội dung gì?
Ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật là trách nhiệm của ai?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 28/2013/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Tư pháp như sau:
Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều 6, Khoản 1 Điều 25 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Ban hành các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ, tiêu chuẩn, quy tắc nghề nghiệp phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Đôn đốc, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp về tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức liên quan thực hiện chính sách xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
4. Ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
5. Tổng hợp, thống kê, báo cáo Chính phủ về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi cả nước.
6. Sơ kết, tổng kết, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức, thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Theo đó, ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật là trách nhiệm của Bộ Tư pháp.
Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật (Hình từ Internet)
Thành phần Bộ Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 03/2018/TT-BTP quy định về thành phần Bộ Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:
Thành phần Bộ Tiêu chí
1. Nhóm tiêu chí thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật (tối đa 30 điểm).
2. Nhóm tiêu chí triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật (tối đa 20 điểm).
3. Nhóm tiêu chí về các điều kiện bảo đảm thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (tối đa 20 điểm).
4. Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả tác động của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với xã hội (tối đa 20 điểm).
5. Nhóm tiêu chí khác (tối đa 10 điểm).
Theo đó, Bộ Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật gồm 5 nhóm tiêu chí với từng mức điểm tối đa cụ thể dưới đây:
- Nhóm tiêu chí thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật (tối đa 30 điểm).
- Nhóm tiêu chí triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật (tối đa 20 điểm).
- Nhóm tiêu chí về các điều kiện bảo đảm thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (tối đa 20 điểm).
- Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả tác động của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với xã hội (tối đa 20 điểm).
- Nhóm tiêu chí khác (tối đa 10 điểm).
Nội dung nhóm tiêu chí triển khai các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 03/2018/TT-BTP quy định như sau:
Nhóm tiêu chí triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật (tối đa 20 điểm)
1. Thực hiện trách nhiệm đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử theo quy định tại Điều 13 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (tối đa 04 điểm)
a) Đăng tải đầy đủ (tối đa 03 điểm). Trong đó, đăng tải từ 90% trở lên: 03 điểm; đăng tải từ 80% đến 90%: 02 điểm; đăng tải từ 70% đến 80%: 01 điểm; đăng tải dưới 70%: 0 điểm;
b) Đăng tải kịp thời (tối đa 01 điểm). Trong đó, đăng tải chậm nhất trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin pháp luật thuộc diện phải đăng tải: 01 điểm; sau 15 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin pháp luật thuộc diện phải đăng tải: 0 điểm.
2. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức người lao động thuộc phạm vi quản lý (tối đa 04 điểm)
a) Tổ chức đầy đủ, kịp thời: 04 điểm;
b) Tổ chức đầy đủ nhưng chưa kịp thời: 03 điểm;
c) Có tổ chức nhưng không đầy đủ, chưa kịp thời: 02 điểm;
d) Trường hợp không tổ chức thực hiện: 0 điểm.
3. Tổ chức truyền thông, phổ biến các văn bản, chính sách pháp luật mới thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý bằng một trong các hình thức quy định tại Điều 11 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (tối đa 04 điểm)
a) Tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời: 04 điểm;
b) Tổ chức triển khai đầy đủ nhưng chưa kịp thời: 03 điểm;
c) Tổ chức triển khai không đầy đủ, chưa kịp thời: 02 điểm;
d) Trường hợp không triển khai thực hiện: 0 điểm.
4. Chỉ đạo các nhà trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý tổ chức giáo dục pháp luật trong cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; bố trí, chuẩn hóa, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật thuộc phạm vi quản lý (tối đa 04 điểm).
a) Có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nhà trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật trong cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp: 01 điểm; trường hợp không có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn: 0 điểm;
b) Rà soát, chuẩn hóa, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật thuộc phạm vi quản lý: 02 điểm; trường hợp có rà soát, chuẩn hóa nhưng không tổ chức bồi dưỡng: 01 điểm; không thực hiện: 0 điểm;
c) Có chỉ đạo, hướng dẫn việc rà soát, chuẩn hóa nội dung chương trình, giáo trình, tài liệu phù hợp với các văn bản mới ban hành: 01 điểm; trường hợp không chỉ đạo việc rà soát, chuẩn hóa: 0 điểm.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tối đa 04 điểm).
a) Có ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra: 01 điểm; không có văn bản: 0 điểm;
b) Có triển khai các hoạt động cụ thể hưởng ứng: 02 điểm; không triển khai các hoạt động cụ thể: 0 điểm;
c) Có mô hình hưởng ứng Ngày Pháp luật hiệu quả, thường xuyên, liên tục: 01 điểm; không có mô hình hoặc không hiệu quả, thiếu thường xuyên: 0 điểm.
Theo đó, nội dung nhóm tiêu chí triển khai các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật được quy định cụ thể trên.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phổ biến giáo dục pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
- Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo nhà chung cư phải có chỉ tiêu nào? Có thể lập quy hoạch đồng thời với đánh giá chất lượng nhà chung cư không?
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?