Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật có các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nào?
- Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nào?
- Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc của Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật?
- Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật có những quyền hạn nào?
Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nào?
Tại Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP có đề cập vị trí này thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ sau:
- Tham gia tham mưu thực hiện nhiệm vụ của Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương.
- Tham gia tham mưu xây dựng, quản lý, vận hành Cổng thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia, hệ thống thông tin điện tử về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật.
- Rà soát, tham gia soạn thảo các Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật trung ương.
- Tham gia tham mưu tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, truyền thông chính sách trong quá trình xây dựng văn bản QPPL, tổ chức các sự kiện, cuộc thi, triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam hàng năm thuộc phạm vi quản lý.
- Rà soát hồ sơ, tài liệu phục vụ việc đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Tham gia tham mưu đề xuất, thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở; củng cố, nâng cao năng lực và chế độ, chính sách đối với hòa giải viên ở cơ sở.
- Tham gia tham mưu việc tổ chức đánh giá sự hài lòng về hiệu quả xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Tham gia tham mưu xây dựng, quản lý phần mềm đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Tham gia tham mưu theo dõi, hướng dẫn việc thực hiện tiêu chí tiếp cận pháp luật trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Tham gia tham mưu tổ chức triển khai các Chương trình, Đề án về truyền thông chính sách trong quá trình xây dựng văn bản QPPL phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật thuộc phạm vi quản lý.
Hoặc đối với cấp tỉnh:
- Tham gia tham mưu thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh
- Rà soát, tham gia soạn thảo các Quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh
- Theo dõi và tham gia tham mưu các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật, truyền thông chính sách trong quá trình xây dựng dự thảo văn bản QPPL trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở tại địa phương.
- Tham gia tham mưu việc tự đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Tham gia nhập liệu đối với các trường thông tin trên Cổng Thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia và cập nhật thông tin trên Trang thông tin thành phần về phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Cổng Thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia.
- Tham gia tham mưu, đề xuất, thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở; củng cố, nâng cao năng lực và chế độ, chính sách đối với hòa giải viên ở cơ sở.
- Tham gia vận hành phần mềm đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Tham gia tham mưu xây dựng văn bản thẩm định, thẩm tra mức độ đạt tiêu chí tiếp cận pháp luật trong Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Hoặc đối với cấp huyện:
- Tham mưu thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện.
- Tham mưu xây dựng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên, pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đánh giá, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tham mưu, thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định pháp luật.
Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật có các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nào? (hình từ internet)
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc của Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật?
Tại Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP có đề cập về tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc của vị trí này như sau:
Xây dựng văn bản
Nội dung soạn thảo, tham gia đúng tiến độ, chất lượng, kế hoạch theo yêu cầu của người giao nhiệm vụ, chủ trì.
Hướng dẫn
- Văn bản, tài liệu được ban hành đúng tiến độ, kế hoạch, thời gian và bảo đảm chất lượng theo yêu cầu của cấp trên.
- Truyền đạt được các nội dung về nghiệp vụ theo phân công để các tổ chức, cá nhân khác hiểu, triển khai được và đạt kết quả.
- Được cơ quan, tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng đánh giá hoàn thành công việc giảng dạy.
Kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết
- Đảm bảo theo đúng quy định, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.
- Nội dung tham gia đúng tiến độ, chất lượng, kế hoạch theo yêu cầu của người chủ trì.
Tham gia thẩm định văn bản
Nội dung tham gia thẩm định, góp ý được hoàn thành theo đúng kế hoạch, chất lượng do người chủ trì giao.
Thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ
Tham gia đầy đủ, thực hiện các nhiệm vụ được giao theo yêu cầu của người chủ trì.
Phối hợp thực hiện
Nội dung phối hợp được hoàn thành theo đúng tiến độ kế hoạch, chất lượng theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức
Thực hiện chế độ hội họp
Tham dự đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân
Xây dựng, thực hiện kế hoạch theo đúng kế hoạch công tác của đơn vị, cơ quan và nhiệm vụ được giao.
Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật có những quyền hạn nào?
Tại Bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BTP có đề cập vị trí này có các quyền hạn cụ thể như sau:
4- Phạm vi quyền hạn
4.1 Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
4.2 Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
4.3 Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
4.4 Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
4.5 Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của thủ trưởng.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phổ biến giáo dục pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?