Ban kiểm soát doanh nghiệp nhà nước phải lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về những nội dung nào cho cơ quan đại diện chủ sở hữu?
- Ban kiểm soát doanh nghiệp nhà nước phải lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về những nội dung nào cho cơ quan đại diện chủ sở hữu?
- Ban kiểm soát doanh nghiệp nhà nước thông qua báo cáo kết quả kiểm soát trong tháng khi nào?
- Kiểm soát viên doanh nghiệp nhà nước phải có tiêu chuẩn và điều kiện nào?
Ban kiểm soát doanh nghiệp nhà nước phải lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về những nội dung nào cho cơ quan đại diện chủ sở hữu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 104 Luật Doanh nghiệp 2020 về nghĩa vụ của Ban kiểm soát doanh nghiệp nhà nước:
Nghĩa vụ của Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát có nghĩa vụ sau đây:
a) Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh;
b) Giám sát, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của công ty;
c) Giám sát và đánh giá việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên và Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty;
d) Giám sát, đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo, quy chế quản trị nội bộ khác của công ty;
đ) Giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong công tác kế toán, sổ sách kế toán, trong nội dung báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệu liên quan;
e) Giám sát hợp đồng, giao dịch của công ty với các bên có liên quan;
g) Giám sát thực hiện dự án đầu tư lớn; hợp đồng, giao dịch mua, bán; hợp đồng, giao dịch kinh doanh khác có quy mô lớn; hợp đồng, giao dịch kinh doanh bất thường của công ty;
h) Lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản này cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng thành viên;
i) Thực hiện nghĩa vụ khác theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu, quy định tại Điều lệ công ty.
...
Như vậy, Ban kiểm soát doanh nghiệp nhà nước phải lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về những nội dung sau cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng thành viên:
- Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh;
- Giám sát, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của công ty;
- Giám sát và đánh giá việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên và Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty;
- Giám sát, đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo, quy chế quản trị nội bộ khác của công ty;
- Giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong công tác kế toán, sổ sách kế toán, trong nội dung báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệu liên quan;
- Giám sát hợp đồng, giao dịch của công ty với các bên có liên quan;
- Giám sát thực hiện dự án đầu tư lớn; hợp đồng, giao dịch mua, bán; hợp đồng, giao dịch kinh doanh khác có quy mô lớn; hợp đồng, giao dịch kinh doanh bất thường của công ty.
Ban kiểm soát doanh nghiệp nhà nước phải lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về những nội dung nào cho cơ quan đại diện chủ sở hữu? (Hình từ Internet)
Ban kiểm soát doanh nghiệp nhà nước thông qua báo cáo kết quả kiểm soát trong tháng khi nào?
Căn cứ tại Điều 106 Luật Doanh nghiệp 2020 về chế độ làm việc của Ban kiểm soát:
Chế độ làm việc của Ban kiểm soát
1. Trưởng Ban kiểm soát xây dựng kế hoạch công tác hằng tháng, hằng quý và hằng năm của Ban kiểm soát; phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể cho từng Kiểm soát viên.
2. Kiểm soát viên chủ động và độc lập thực hiện nhiệm vụ và công việc được phân công; đề xuất, kiến nghị thực hiện nhiệm vụ, công việc kiểm soát khác ngoài kế hoạch, ngoài phạm vi được phân công khi xét thấy cần thiết.
3. Ban kiểm soát họp ít nhất mỗi tháng một lần để rà soát, đánh giá, thông qua báo cáo kết quả kiểm soát trong tháng trình cơ quan đại diện chủ sở hữu; thảo luận và thông qua kế hoạch hoạt động tiếp theo của Ban kiểm soát.
4. Quyết định của Ban kiểm soát được thông qua khi có đa số thành viên dự họp tán thành. Các ý kiến khác với nội dung quyết định đã được thông qua phải được ghi chép đầy đủ, chính xác và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Như vậy, Ban kiểm soát doanh nghiệp nhà nước thông qua báo cáo kết quả kiểm soát trong tháng trình cơ quan đại diện chủ sở hữu trong cuộc họp định kỳ mỗi tháng.
Kiểm soát viên doanh nghiệp nhà nước phải có tiêu chuẩn và điều kiện nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2020 thì kiểm soát viên doanh nghiệp nhà nước phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc.
- Không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty;
- Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty; thành viên Hội đồng thành viên của công ty; Chủ tịch công ty; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng; Kiểm soát viên khác của công ty;
- Tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ban kiểm soát có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?