Báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí được xác định theo những phương pháp luận nào? Mức rủi ro được chấp nhận là gì?
Báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí được xác định theo những phương pháp luận nào?
Báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí được xác định theo những phương pháp luận nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 13 Thông tư 40/2018/TT-BCT quy định như sau:
Phương pháp luận đánh giá rủi ro
1. Đánh giá rủi ro định tính
2. Đánh giá rủi ro định lượng
Theo đó, có 02 phương pháp luận đánh giá rủi ro và được xác đinh cụ thể như sau:
(1) Đánh giá rủi ro định tính
- Xây dựng ma trận rủi ro để phân tích, đánh giá mức rủi ro cho các mối nguy được nhận diện. Căn cứ vào chính sách, mục tiêu an toàn và đặc thù hoạt động dầu khí, hai chiều của ma trận có nhiều mức, không nhỏ hơn 3.
Chi tiết tham khảo theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BCT.
- Kết quả đánh giá rủi ro định tính được trình bày dạng bảng phân loại mức rủi ro, trong đó liệt kê tất cả các mối nguy nhận diện được, mức rủi ro ban đầu, các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro và mức rủi ro còn lại sau khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu. Mức rủi ro được xác định từ ma trận rủi ro.
- Mẫu bảng phân loại mức rủi ro theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BCT.
(2) Đánh giá rủi ro định lượng
- Yêu cầu của đánh giá rủi ro định lượng
+ Quy trình đánh giá định lượng rủi ro được thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11: 2012/BCT.
+ Được thực hiện bằng phần mềm chuyên dụng, có bản quyền và tính được tần suất, mô hình hậu quả và mức rủi ro cá nhân.
+ Mức rủi ro cá nhân phải so sánh với mức rủi ro chấp nhận được quy định tại Điều 12 Thông tư 40/2018/TT-BCT.
- Rà soát, lựa chọn các mối nguy để đánh giá rủi ro định lượng
- Phân tích tần suất
+ Xác định dữ liệu tần suất gốc từng mối nguy: nguồn dữ liệu, các phân đoạn công nghệ tương ứng và các hệ số hiệu chỉnh;
+ Kết quả tính toán tần suất cho từng mối nguy đã lựa chọn.
- Mô hình hậu quả
+ Các dạng thức mô hình hậu quả được phân tích và các thông tin đầu vào liên quan.
+ Kết quả mô hình hóa hậu quả được trình bày dạng bảng và hình ảnh tương ứng với các phân đoạn công nghệ của từng mối nguy.
- Tính toán mức rủi ro
- Kết quả đánh giá rủi ro định lượng bao gồm rủi ro cá nhân và rủi ro theo nhóm:
+ Rủi ro cá nhân: Thể hiện qua mức rủi ro cá nhân hàng năm (IRPA).
+ Rủi ro theo nhóm: Thể hiện qua đại lượng khả năng tổn thất sinh mạng.
+ Tính toán mức rủi ro cá nhân cao nhất và mức rủi ro cá nhân trung bình.
+ So sánh mức rủi ro tính toán được với mức rủi ro được chấp nhận theo quy định tại Điều 12 Thông tư 40/2018/TT-BCT.
Mức rủi ro được chấp nhận trong hoạt động dầu khí là gì?
Theo Điều 12 Thông tư 40/2018/TT-BCT quy định như sau:
Mức rủi ro được chấp nhận
1. Mức rủi ro được chấp nhận xác định trước khi tiến hành phân tích rủi ro, là cơ sở cho quá trình đánh giá và giảm thiểu rủi ro.
2. Mức rủi ro được chấp nhận cho đánh giá định lượng rủi ro trong hoạt động dầu khí được quy định tại Thông tư số 50/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện QCVN 11:2012/BCT
3. Mức rủi ro được chấp nhận (riêng) của tổ chức, cá nhân có thể được phép áp dụng với điều kiện mức rủi ro không được lớn hơn mức rủi ro được quy định tại QCVN 11:2012/BCT.
Theo đó, mức rủi ro được chấp nhận trong hoạt động dầu khí được xác định trước khi tiến hành phân tích rủi ro, là cơ sở cho quá trình đánh giá và giảm thiểu rủi ro.
- Mức rủi ro được chấp nhận cho đánh giá định lượng rủi ro trong hoạt động dầu khí được quy định tại Điều 12 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11 : 2012/BCT về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện ban hành kèm theo Thông tư 50/2012/TT-BCT quy định như sau:
Quy định về đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu, khí
Các hoạt động dầu khí phải đánh giá định lượng rủi ro, bao gồm:
1. Hoạt động thăm dò, khai thác, tồn chứa, xử lý dầu, khí ngoài khơi;
2. Hoạt động vận chuyển dầu, khí và sản phẩm dầu, khí ngoài khơi bằng đường ống;
3. Hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển, xử lý dầu, khí trên đất liền
a) Hoạt động lọc hóa dầu, xử lý và chế biến dầu, khí;
b) Hoạt động xuất, nhập, tồn chứa, chiết nạp, pha chế dầu, khí và sản phẩm dầu, khí tại các trạm, kho cảng, nơi tồn chứa;
c) Hoạt động xây dựng, lắp đặt, vận hành, hoán cải, thu dọn các công trình dầu khí;
d) Hoạt động vận chuyển dầu, khí và sản phẩm dầu, khí trên đất liền bằng đường ống.
4. Hoạt động xuất, nhập, tồn chứa dầu, khí và sản phẩm dầu, khí tại các kho, cảng xuất nhập
a) Kho chứa khí dầu mỏ và các sản phẩm khí dầu mỏ hoá lỏng: Kho định áp và kho lạnh;
b) Cảng xuất, nhập cấp 1: Cảng xuất, nhập sản phẩm có nhiệt độ chớp cháy bằng hoặc nhỏ hơn 37,80C (LPG, LNG, CNG, xăng các loại, nhiên liệu máy bay, condensate) có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng trên 50.000 DWT;
c) Cảng xuất, nhập cấp 2: Cảng xuất, nhập sản phẩm có nhiệt độ chớp cháy nhỏ hơn hoặc bằng 37,80C (LPG, LNG, CNG, xăng các loại, nhiên liệu máy bay, condensate) có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng nhỏ hơn hoặc bằng 50.000 DWT;
d) Cảng xuất, nhập cấp 3: Cảng xuất, nhập sản phẩm có nhiệt độ chớp cháy lớn hơn 37,80C (dầu hoả, diesel, madut, dầu nhờn) và có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng trên 50.000 DWT.
5. Hoạt động dịch vụ kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho các hoạt động từ khoản 1 đến khoản 4 của Điều này.
- Mức rủi ro được chấp nhận (riêng) của tổ chức, cá nhân có thể được phép áp dụng với điều kiện mức rủi ro không được lớn hơn mức rủi ro được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 11: 2012/BCT.
Có bao nhiêu biện pháp giảm thiểu đối với rủi ro xảy ra trong công trình dầu khí?
Theo Điều 17 Thông tư 40/2018/TT-BCT quy định như sau:
Biện pháp giảm thiểu
Các biện pháp giảm thiểu đối với rủi ro, bao gồm:
1. Biện pháp giảm thiểu tần suất xảy ra tai nạn, sự cố.
2. Biện pháp giảm thiểu hậu quả:
a) Liên quan đến thiết kế, khả năng chịu tải và chống lửa thụ động của cấu trúc.
b) Liên quan đến hệ thống an toàn, hỗ trợ và hệ thống phòng cháy chữa cháy chủ động.
c) Liên quan đến hệ thống thiết bị dự phòng và hệ thống tổ chức trong các trường hợp khẩn cấp.
d) Các biện pháp khác.
3. Mức rủi ro sau khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu phải đáp ứng mức rủi ro được chấp nhận.
Theo đó, có 02 biện pháp giảm thiểu đối với rủi ro, bao gồm:
(1) Biện pháp giảm thiểu tần suất xảy ra tai nạn, sự cố.
(2) Biện pháp giảm thiểu hậu quả:
- Liên quan đến thiết kế, khả năng chịu tải và chống lửa thụ động của cấu trúc.
- Liên quan đến hệ thống an toàn, hỗ trợ và hệ thống phòng cháy chữa cháy chủ động.
- Liên quan đến hệ thống thiết bị dự phòng và hệ thống tổ chức trong các trường hợp khẩn cấp.
- Các biện pháp khác.
Lưu ý: Mức rủi ro sau khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu phải đáp ứng mức rủi ro được chấp nhận.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động dầu khí có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?