Nước thải sinh hoạt trong hoạt động dầu khí trên biển phải được thu gom, xử lý trước khi xả thải tại vị trí nào?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau theo quy định của pháp luật nước thải sinh hoạt trong hoạt động dầu khí trên biển phải được thu gom, xử lý trước khi xả thải tại vị trí nào? Câu hỏi của anh A.A.T đến từ Hà Nội.

Nước thải sinh hoạt trong hoạt động dầu khí trên biển phải được thu gom, xử lý trước khi xả thải tại vị trí nào?

Căn cứ tại Điều 44 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT về quản lý chất thải đối với hoạt động dầu khí trên biển như sau:

Quản lý chất thải đối với hoạt động dầu khí trên biển
1. Phân loại, thu gom, lưu giữ và quản lý chất thải không nguy hại trên công trình dầu khí trên biển:
...
4. Nước khai thác thải phát sinh từ các công trình dầu khí trên biển phải được thu gom, xử lý theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước khai thác thải từ các công trình dầu khí trên biển.
5. Nước rửa sàn, thiết bị công nghệ và khoang chứa dầu bị nhiễm dầu được quản lý như sau:
a) Thu gom, xử lý theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải công nghiệp trước khi xả thải tại vị trí cách bờ nhỏ hơn 03 hải lý;
b) Thu gom, xử lý theo quy định tại Phụ lục I của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra (sau đây gọi tắt là Công ước Marpol) (hàm lượng dầu tối đa không vượt quá 15 mg/l) trước khi xả thải tại vị trí cách bờ từ 03 hải lý trở lên.
6. Nước thải sinh hoạt được quản lý như sau:
a) Thu gom, xử lý theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải sinh hoạt trước khi xả thải tại vị trí cách bờ nhỏ hơn 03 hải lý;
b) Thu gom, xử lý theo quy định của tại Phụ lục IV của Công ước Marpol trước khi xả thải tại vị trí cách bờ từ 03 đến 12 hải lý;
c) Thu gom và thải bỏ xuống biển tại vị trí cách bờ lớn hơn 12 hải lý.

Như vậy, nước thải sinh hoạt trong hoạt động dầu khí trên biển được quản lý như sau:

- Thu gom, xử lý theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải sinh hoạt trước khi xả thải tại vị trí cách bờ nhỏ hơn 03 hải lý;

- Thu gom, xử lý theo quy định của tại Phụ lục IV của Công ước Marpol trước khi xả thải tại vị trí cách bờ từ 03 đến 12 hải lý;

- Thu gom và thải bỏ xuống biển tại vị trí cách bờ lớn hơn 12 hải lý.

Hay nói cách khác, nước thải sinh hoạt trong hoạt động dầu khí trên biển phải được thu gom, xử lý trước khi xả thải tại vị trí cách bờ từ 03 đến 12 hải lý.

Dầu khí trên biển

Nước thải sinh hoạt trong hoạt động dầu khí trên biển phải được thu gom, xử lý trước khi xả thải tại vị trí nào? (Hình từ Internet)

Đối với hoạt động khoan thăm dò dầu khí trên biển có sử dụng dung dịch khoan nền không nước ở khu vực nhạy cảm môi trường thì phải quan trắc môi trường như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 53 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT về quan trắc môi trường đối với hoạt động khai thác dầu khí như sau:

Quan trắc môi trường đối với hoạt động khai thác dầu khí
1. Quan trắc môi trường đối với hoạt động khoan thăm dò dầu khí trên biển:
a) Tổ chức dầu khí chỉ sử dụng dung dịch khoan nền nước trong hoạt động khoan thăm dò dầu khí trên biển không phải thực hiện quan trắc môi trường ảnh hưởng từ hoạt động khoan thăm dò trước và sau khi kết thúc khoan;
b) Đối với hoạt động khoan thăm dò dầu khí có sử dụng dung dịch khoan nền không nước ở khu vực cách bờ nhỏ hơn 03 hải lý, khu vực nhạy cảm môi trường hoặc sử dụng dung dịch khoan nền không nước lần đầu tiên sử dụng tại Việt Nam phải thực hiện quan trắc môi trường ảnh hưởng từ hoạt động khoan thăm dò 01 lần trước khi thực hiện chương trình khoan thăm dò và 01 lần trong thời gian 01 năm kể từ khi kết thúc hoạt động khoan thăm dò.

Như vậy, đối với hoạt động khoan thăm dò dầu khí có sử dụng dung dịch khoan nền không nước ở khu vực cách bờ nhỏ hơn 03 hải lý, khu vực nhạy cảm môi trường hoặc sử dụng dung dịch khoan nền không nước lần đầu tiên sử dụng tại Việt Nam phải thực hiện quan trắc môi trường ảnh hưởng từ hoạt động khoan thăm dò 01 lần trước khi thực hiện chương trình khoan thăm dò và 01 lần trong thời gian 01 năm kể từ khi kết thúc hoạt động khoan thăm dò.

Nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với tổ chức, cá nhân tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và hoạt động dầu khí:

Theo đó, nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với tổ chức, cá nhân tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản được quy định như sau:

- Các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường; phân tích, đánh giá, lựa chọn giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường;

- Danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với giải pháp lựa chọn;

- Kế hoạch thực hiện phân chia theo từng năm, từng giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình quan trắc môi trường trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án;

- Bảng dự toán kinh phí để tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường cho từng hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường; các khoản tiền ký quỹ theo lộ trình.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động dầu khí

Phan Thanh Thảo

Hoạt động dầu khí
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động dầu khí có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hoạt động dầu khí
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thu hồi chi phí trong hoạt động dầu khí là gì? Tổ chức thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí có được đề xuất thu hồi chi phí không?
Pháp luật
Dầu đá phiến hoặc dầu sét là gì? Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án dầu khí khai thác dầu đá phiến không?
Pháp luật
Dự án dầu khí là gì? Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án dầu khí nào theo quy định?
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí có bắt buộc phải mua bảo hiểm đối với các phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí không?
Pháp luật
Tiêu chí về năng lực và kinh nghiệm khi lựa chọn nhà thầu trong hoạt động dầu khí được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí được miễn thuế nhập khẩu gồm những hàng hóa nào?
Pháp luật
Thời điểm xây dựng báo cáo đánh giá rủi ro trong hoạt động dầu khí được thực hiện khi nào? Mục đích của báo cáo đánh giá rủi ro để làm gì?
Pháp luật
Chính sách và mục tiêu về Môi trường trong hoạt động dầu khí là gì? Thời điểm xây dựng tài liệu chương trình quản lý an toàn khi nào?
Pháp luật
Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp trong hoạt động dầu khí được xây dựng khi nào? Để phân loại tình huống khẩn cấp này thì cần căn cứ vào đâu?
Pháp luật
Nước thải sinh hoạt trong hoạt động dầu khí trên biển phải được thu gom, xử lý trước khi xả thải tại vị trí nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào