Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Công ty TNHH MTV do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ phải gửi đến cơ quan nào?
- Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Công ty TNHH MTV do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ phải gửi đến cơ quan nào?
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội có được yêu cầu báo cáo đột xuất về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không?
- Kiểm tra thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức đúng không?
Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Công ty TNHH MTV do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ phải gửi đến cơ quan nào?
Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Công ty TNHH MTV do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ phải gửi đến cơ quan được quy định tại Điều 15 Nghị định 84/2014/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm báo cáo
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trong phạm vi, lĩnh vực quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh có trách nhiệm lập báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gửi Bộ Tài chính.
2. Bộ Tài chính tổng hợp kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp đầu năm sau.
Như vậy, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ quyết định trong phạm vi, lĩnh vực quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh có trách nhiệm thực hiện việc báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gửi Bộ Tài chính.
Kiểm tra thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức không? (Hình từ internet)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội có được yêu cầu báo cáo đột xuất về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội có được yêu cầu báo cáo đột xuất về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định tại Điều 16 Nghị định 84/2014/NĐ-CP như sau:
Hình thức, kỳ báo cáo, thời hạn gửi báo cáo
1. Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện bằng văn bản theo các hình thức sau:
a) Báo cáo năm;
b) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ; Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.
2. Kỳ báo cáo:
a) Đối với báo cáo năm: Số liệu báo cáo từ 01/01 đến 31/12 hàng năm;
b) Đối với báo cáo đột xuất: Số liệu báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Thời hạn gửi báo cáo:
a) Báo cáo kết quả năm gửi Bộ Tài chính trước ngày 28/02 năm sau liền kề năm báo cáo;
b) Thời hạn gửi báo cáo đột xuất thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu báo cáo.
Như vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội được yêu cầu báo cáo đột xuất về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ngoài ra, còn có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ; Quốc hội.
Kiểm tra thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức đúng không?
Việc kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 18 Nghị định 84/2014/NĐ-CP như sau:
Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo
1. Trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo đối với cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý;
b) Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Yêu cầu kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo:
a) Việc kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm, kế hoạch rõ ràng, đồng thời với việc chấn chỉnh công tác báo cáo tại nơi kiểm tra;
b) Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo phải đồng thời với kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, làm rõ kết quả đạt được, các mặt yếu kém cần khắc phục;
c) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức.
3. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Căn cứ kết quả kiểm tra, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm chế độ báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và công khai kết quả xử lý theo quy định;
b) Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý theo thẩm quyền các trường hợp vi phạm và công khai kết quả xử lý theo quy định.
Như vậy, việc kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức.
Trần Xuân Hùng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chống lãng phí có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?