Báo cáo kiểm toán nội bộ hằng năm phải được gửi cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tại thời điểm nào? trong thời hạn bao nhiêu ngày?
- Khi xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ tại Bộ Quốc phòng thì việc đánh giá rủi ro của các đơn vị sẽ do ai thực hiện?
- Khi thực hiện kiểm toán nội thì Kiểm toán trưởng Bộ Quốc phòng có quyền nhận xét đánh giá độc lập hay không?
- Báo cáo kiểm toán nội bộ hằng năm phải được gửi cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tại thời điểm nào? trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Khi xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ tại Bộ Quốc phòng thì việc đánh giá rủi ro của các đơn vị sẽ do ai thực hiện?
Căn cứ Điều 17 Quy chế kiểm toán nội bộ của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-BQP năm 2022 quy định về kế hoạch kiểm toán nội bộ như sau:
Kế hoạch kiểm toán nội bộ
1. Hằng năm, trước ngày 15 tháng 12, Kiểm toán Bộ Quốc phòng lập kế hoạch kiểm toán nội bộ năm kế hoạch, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, phê duyệt.
2. Nội dung kế hoạch kiểm toán nội bộ bao gồm: Phạm vi, đối tượng kiểm toán, các mục tiêu, nội dung, niên độ kiểm toán, thời gian kiểm toán và việc phân bổ các nguồn lực.
3. Kế hoạch kiểm toán nội bộ được xây dựng trên cơ sở ưu tiên kiểm toán bằng phương pháp định hướng theo rủi ro, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, có xem xét đến ý kiến của các cơ quan, đơn vị.
4. Kiểm toán trưởng đánh giá toàn diện về rủi ro của các đơn vị để lập kế hoạch kiểm toán nội bộ; xem xét và điều chỉnh kế hoạch nếu cần để đáp ứng yêu cầu kiểm soát rủi ro. Khi điều chỉnh kế hoạch kiểm toán nội bộ đã được phê duyệt phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
5. Kiểm toán Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan về các vấn đề chuyên môn, đánh giá rủi ro và các thông tin phục vụ lập kế hoạch kiểm toán nội bộ; tránh thực hiện thanh tra, kiểm toán cùng một đơn vị trong năm.
6. Kế hoạch kiểm toán nội bộ được phê duyệt trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Kiểm toán trưởng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
7. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được phê duyệt, kế hoạch kiểm toán nội bộ phải được gửi cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách (nếu có), các đơn vị có tên trong kế hoạch và cơ quan, đơn vị có liên quan.
Theo đó, Kiểm toán trưởng Bộ Quốc phòng sẽ là người đánh giá toàn diện về rủi ro của các đơn vị để lập kế hoạch kiểm toán nội bộ.
Bên cạnh đó, Kiểm toán trưởng sẽ xem xét và điều chỉnh kế hoạch nếu cần để đáp ứng yêu cầu kiểm soát rủi ro.
Báo cáo kiểm toán nội bộ hằng phải được gửi cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tại thời điểm bào? trong thời hạn bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Khi thực hiện kiểm toán nội thì Kiểm toán trưởng Bộ Quốc phòng có quyền nhận xét đánh giá độc lập hay không?
Căn cứ Điều 14 Quy chế kiểm toán nội bộ của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-BQP năm 2022 quy định về quyền hạn của Kiểm toán trưởng như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của Kiểm toán trưởng
1. Trách nhiệm:
a) Quản lý, điều hành Kiểm toán Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan.
b) Thường xuyên đánh giá về trình độ, năng lực chuyên môn của người làm công tác kiểm toán; đảm bảo người làm công tác kiểm toán được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, có đủ trình độ, năng lực chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ được giao.
c) Thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan của hoạt động kiểm toán nội bộ. Hằng năm, phải xác nhận tính độc lập và khách quan của Kiểm toán Bộ Quốc phòng, tổng hợp nội dung vào báo cáo kết quả của chương trình đảm bảo và nâng cao chất lượng kiểm toán nội bộ.
d) Báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi phát hiện các vấn đề yếu kém, tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ.
đ) Có ý kiến khi có đề nghị tham vấn của người phụ trách kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng.
e) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán nội bộ do Kiểm toán Bộ Quốc phòng thực hiện.
g) Bảo mật thông tin theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng.
h) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng.
2. Quyền hạn:
a) Đề xuất với cấp có thẩm quyền báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy chế, quy trình kiểm toán nội bộ.
b) Được đề nghị trưng tập người ở các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; đề xuất thuê chuyên gia tư vấn tham gia các cuộc kiểm toán nội bộ khi cần thiết với điều kiện đảm bảo tính độc lập.
c) Dự các cuộc họp theo quy định của Bộ Quốc phòng.
d) Khi thực hiện kiểm toán nội bộ có quyền độc lập trong việc nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị.
đ) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp kịp thời, đầy đủ tài liệu, thông tin có liên quan đến hoạt động được kiểm toán.
e) Bảo lưu ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm toán nội bộ.
g) Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng.
Như vậy, khi thực hiện kiểm toán nội thì Kiểm toán trưởng Bộ Quốc phòng sẽ có quyền đưa ra nhận xét đánh giá độc lập.
Báo cáo kiểm toán nội bộ hằng năm phải được gửi cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tại thời điểm nào? trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 19 Quy chế kiểm toán nội bộ của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-BQP năm 2022 quy định về việc báo cáo kiểm toán nội bộ hằng năm như sau:
Báo cáo kiểm toán nội bộ và kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán
...
2. Báo cáo kiểm toán nội bộ hằng năm:
a) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Kiểm toán trưởng phải gửi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng báo cáo kiểm toán nội bộ hằng năm.
b) Báo cáo kiểm toán nội bộ hằng năm gồm các nội dung cơ bản sau:
- Mục tiêu kế hoạch kiểm toán nội bộ đề ra, công việc kiểm toán đã được thực hiện;
- Tồn tại, sai phạm lớn được phát hiện, biện pháp mà Kiểm toán Bộ Quốc phòng kiến nghị;
- Đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến hoạt động được kiểm toán và đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ;
- Tình hình thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán Bộ Quốc phòng.
c) Báo cáo kiểm toán nội bộ hằng năm phải có chữ ký của Kiểm toán trưởng.
...
Theo quy định trên, thì trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Kiểm toán trưởng phải gửi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng báo cáo kiểm toán nội bộ hằng năm.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Báo cáo kiểm toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?